Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn các mẹ lý do trẻ cần bổ sung chất béo trong 3 năm đầu đời trong một sự kiện vừa diễn ra.
- Con em được 6 tháng, bắt đầu ăn dặm. Gia đình nảy sinh nhiều mâu thuẫn về chuyện chăm con. Em chú trọng tìm hiểu các phương pháp, thực đơn. Mẹ chồng thì bảo bữa nào cũng phải trộn dầu ăn cho trẻ vào bột của con để nuôi não. Mẹ chồng quả quyết thế là đủ còn cho ăn phương pháp nào cũng không quan trọng. Em tin tưởng vào kinh nghiệm của mẹ chồng nhưng cũng phân vân quá? (Phượng Hằng, 25 tuổi, quận Tân Bình, TP HCM).
- Mẹ chồng bạn là người có kinh nghiệm chăm trẻ. Bà nói đúng nhưng chưa đủ. Trong 3 năm đầu đời, trẻ phát triển bộ não nhanh nhất trong cuộc đời cả về khối lượng lẫn chức năng, đạt đến độ hoàn thiện khoảng 80% so với bộ não của người trưởng thành. Khi quá trình này diễn ra đòi hỏi cơ thể phải huy động lượng chất béo rất lớn, trung bình chiếm 40% khẩu phần ăn hàng ngày.
Tuy nhiên, lượng thức ăn trẻ hấp thu được trong thời gian này khá hạn chế và có thể lên xuống, bữa ít bữa nhiều, trong khi não ngày nào cũng cần chất béo để xây dựng cấu trúc. Bổ sung chất béo từ nguồn dầu ăn cho trẻ là cần thiết. Đó là gốc rễ câu chuyện dầu ăn để xây não mà mẹ chồng bạn đề cập.
Ngoài ra chất béo còn có khá nhiều chức năng khác như sản sinh năng lượng cho cơ thể, hòa tan các vitamin tan trong dầu như A, D, K, E... Nếu thiếu chất béo thì không chỉ não mà hệ cơ, xương khớp, da đều bị ảnh hưởng do thiếu hụt các vitamin này.
Phương pháp và thực đơn cũng quan trọng. Về phương pháp, không có đúng sai tuyệt đối, chỉ có phù hợp hay không. Bạn nên chọn phương pháp mà bé hợp tác nhất và phù hợp với khả năng, quỹ thời gian của bạn nhất. Thực đơn cần cân đối đủ 4 nhóm chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất, trong đó chất béo rất quan trọng như đã nói ở trên.
Bạn nên lưu ý khi bổ sung dầu ăn cho trẻ, nên dùng dầu ăn dinh dưỡng loại đặc chế cho trẻ chứ không phải dầu ăn thông thường nhà nấu. Do các loại dầu đặc chế cho trẻ bổ sung DHA, EPA và các vitamin, axit amin thiết yếu.
- Em đang phân vân dầu ăn cho trẻ nên dùng loại nào là tốt nhất? Em xem trong các diễn đàn thấy có dầu cá hồi có vẻ bổ và sang nhưng không biết có tốt không? (Bùi Hương, 27 tuổi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
- Chất béo có 2 loại gồm chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa, nhiều người thường hiểu là chất béo động vật và thực vật. Chất béo bão hòa có trong bơ, sữa, mỡ động vật, tham gia vào quá trình hình thành các cơ quan của cơ thể. Chất béo không bão hòa phổ biến trong các loại cá và dầu thực vật, tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển tế bào não. Trẻ nên ăn cân bằng, đầy đủ 2 loại chất béo bão hòa và không bão hòa theo tỷ lệ 3/7.
Nhóm chất béo không bão hòa có DHA và EPA - hai dưỡng chất quan trọng thường được các chuyên gia khuyến nghị bổ sung vì ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và tập trung, sự phát triển trí thông minh cảm xúc ở trẻ. Chất béo có nhiều trong các loại cá béo biển sâu như cá trích, cá ngừ... nhiều nhất trong cá hồi. Cứ 100 gram cá hồi thì có tới 3,1 gram DHA, EPA. Do bé tuổi ăn dặm chưa ăn được nhiều cá hồi nên có thể bổ sung dầu ăn có chiết xuất từ cá hồi vào thực đơn.
- Con em 9 tháng nhưng đã có dấu hiệu thừa cân nên em không bổ sung dầu ăn cho trẻ, đồng thời cắt giảm chất béo trong thực đơn của con vì lo cháu bị béo phì. Nhiều mẹ trên diễn đàn cũng khuyên không nên trộn dầu vào cơm của con vì lo trẻ đầy bụng, tiêu chảy. Trong khi đó, em đọc sách báo lại thấy thông tin phải bổ sung dầu ăn cho trẻ vào bữa ăn cho con đủ chất béo xây não. Em khá bối rối trước những thông tin trái chiều như vậy, mong được sự hướng dẫn từ bác sĩ. (chị Hồng Nhung, 27 tuổi, Đà Nẵng).
- Vai trò của chất béo trong 3 năm đầu đời rất quan trọng nên không được tự ý cắt giảm chất béo hay dầu ăn cho trẻ trong khẩu phần ăn. Trẻ dưới 3 tuổi bị béo phì phần nhiều do gen hoặc do dư thừa đường bột. Rất nhiều mẹ vì con thừa cân nên tự ý cắt giảm chất béo, sau đó đưa con đến khám dinh dưỡng lại "tá hoả" vì không những con không giảm cân mà còn bị còi xương mặc dù bụ bẫm. Lý do vì đâu?
Thứ nhất, chất béo không phải thủ phạm khiến con thừa cân nên có cắt giảm cũng không giải quyết được vấn đề cân nặng. Thứ hai, chất béo là dung môi hòa tan các vitamin chỉ tan trong dầu là A, E, D, K. Mẹ cho con ăn đủ lượng vitamin D nhưng lại thiếu chất béo để hòa tan thì trẻ vẫn thiếu vitamin D, dẫn đến còi xương.
Còn thông tin cho rằng chất béo hay dầu ăn cho trẻ làm trẻ bị đầy bụng, tiêu chảy là không chính xác. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ chỉ tiếp nhận một loại thức ăn là sữa mẹ. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, dạ dày của trẻ có thể chưa quen với chế độ ăn thay đổi, dẫn đến tiêu chảy hoặc đầy bụng trong 1-2 ngày đầu. Đây là hiện tượng bình thường, mẹ không nên quá lo lắng. Hãy để dạ dày của trẻ có thời gian thích ứng với những loại thức ăn mới.
Rối loạn tiêu hóa còn có nhiều nguyên nhân khác như vệ sinh an toàn thực phẩm, cách kết hợp các thức ăn với nhau. Mẹ nên xác định đúng nguyên nhân chứ không nên đổ lỗi cho chất béo.
- Nghe nói dầu ăn cho trẻ loại chiết xuất từ cá hồi rất tốt cho trẻ dưới 3 tuổi. Con em kén ăn lắm, sợ dầu cá hồi có vị tanh bé không chịu ăn thì nên thay bằng loại nào? (Thanh Thúy, 32 tuổi, quận 4, TP HCM).
- Các loại thực phẩm giàu DHA như dầu ăn cho trẻ chiết xuất từ cá hồi thường có vị tanh. Tuy nhiên, với các bé kén ăn, có thể tìm mua các loại dầu cá hồi đã được xử lý mùi, mỗi bữa trộn 5 ml (khoảng một muỗng cà phê) vào suất ăn còn nóng của trẻ, ngày 2 lần là đủ. Mẹ có thể thay đổi xen kẽ dầu ôliu cho con, cũng cần chọn loại đã được xử lý mùi dành riêng cho trẻ, không dùng loại của người lớn vì vẫn còn mùi vị hắc nồng, trẻ có thể không hợp tác. Chúc mẹ sẽ vượt qua những nỗi lo và sát cánh cùng con trong hành trình lớn khôn.
Kim Uyên