Theo Điều 24 Luật Cư trú 2020, việc xóa đăng ký thường trú (hay còn gọi là gạch tên khỏi hộ khẩu) chỉ thực hiện khi phát sinh các trường hợp dưới đây:
- Người đã chết, bị tuyên bố mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
- Người đã chuyển đến nơi ở khác và đăng ký thường trú tại nơi mới.
- Người ra nước ngoài định cư.
- Người bị cơ quan có thẩm quyền hủy đăng ký thường trú vì vi phạm pháp luật.
Như vây, bố mẹ bạn không có quyền tự ý gạch tên bạn khỏi hộ khẩu chỉ vì lý do muốn ra ngoài ở riêng. Việc này phải được thực hiện bởi cơ quan đăng ký cư trú theo đúng quy định pháp luật.
Hành vi đọc trộm tài liệu riêng tư có thể bị xem là bạo lực gia đình
Khoản 7, Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định rằng các hành vi xâm phạm bí mật cá nhân (bao gồm thư tín, nhật ký, tài liệu riêng tư) là một dạng bạo lực gia đình. Hành vi này có thể làm tổn thương tâm lý, gây áp lực tinh thần cho người bị xâm phạm.
Nếu hành vi này gây ra hậu quả nghiêm trọng (như công khai thông tin làm tổn hại danh dự, uy tín), người vi phạm có thể phải chịu Trách nhiệm dân sự là Đền bù thiệt hại (Điều 584, Bộ luật Dân sự 2015). Xử phạt hành chính: Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu hành vi xâm phạm thông tin đời tư bị phát hiện và tố cáo.
Hành vi đọc trộm nhật ký và tài liệu riêng tư mà không có sự đồng ý là vi phạm quyền riêng tư được bảo vệ bởi pháp luật. Hành vi này không chỉ vi phạm về mặt đạo đức mà còn có thể bị xử lý theo pháp luật nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên để tránh sự việc trở nên căng thẳng, bạn có thể giải thích và đề nghị mẹ không tiếp tục hành vi này. Hãy thể hiện sự thấu hiểu và mong muốn cải thiện mối quan hệ. Nhờ người thân hoặc tổ chức tư vấn tâm lý để người thứ 3 sẽ hỗ trợ gia đình bạn hàn gắn lại mối quan hệ gia đình
Luật sư Nguyễn Đại Hải
Công ty Luật TNHH Fanci