Ngôi làng xa xôi hẻo lánh Longwa - với địa hình một bên là rừng rậm của Myanmar, một bên là những vùng đất nông nghiệp trù phú của Ấn Độ - là chốn nương thân của bộ lạc Konyak Naga hung dữ.
Ngôi làng xa xôi hẻo lánh Longwa - với địa hình một bên là rừng rậm của Myanmar, một bên là những vùng đất nông nghiệp trù phú của Ấn Độ - là chốn nương thân của bộ lạc Konyak Naga hung dữ.
Là cộng đồng lớn nhất trong số 16 bộ lạc sống ở Nagaland, Ấn Độ, Konyak Naga được biết đến với quá khứ oai hùng nhưng cũng đầy tàn bạo. Mỗi người dân trong bộ lạc là một chiến binh dũng mãnh và hung dữ, họ đã thực hiện nhiều cuộc quyết chiến liên làng để chiếm đất đai và bành chướng quyền lực.
Ngoài ra, với vị trí địa lý thuận lợi: nằm trên đỉnh của một ngọn núi nên người dân nơi đây có thể dễ dàng theo dõi và nắm bắt được động thái của những kẻ muốn tấn công làng.
Là cộng đồng lớn nhất trong số 16 bộ lạc sống ở Nagaland, Ấn Độ, Konyak Naga được biết đến với quá khứ oai hùng nhưng cũng đầy tàn bạo. Mỗi người dân trong bộ lạc là một chiến binh dũng mãnh và hung dữ, họ đã thực hiện nhiều cuộc quyết chiến liên làng để chiếm đất đai và bành chướng quyền lực.
Ngoài ra, với vị trí địa lý thuận lợi: nằm trên đỉnh của một ngọn núi nên người dân nơi đây có thể dễ dàng theo dõi và nắm bắt được động thái của những kẻ muốn tấn công làng.
Đây cũng là bộ lạc có truyền thống sưu tầm thủ cấp kẻ thù, một truyền thống đáng sợ ở Ấn Độ. Trong những cuộc chiến, giết chết và cắt đầu kẻ thù là một nghi lễ chứng tỏ sự trưởng thành của một cậu bé. Nhờ có thành tích này, họ sẽ có một hình xăm trên mặt.
Trong hình là một thành viên của bộ lạc với gương mặt đầy hình xăm. Vụ hành quyết chặt đầu kẻ thù của người Konyak Naga gần đây nhất là vào năm 1969.
Đây cũng là bộ lạc có truyền thống sưu tầm thủ cấp kẻ thù, một truyền thống đáng sợ ở Ấn Độ. Trong những cuộc chiến, giết chết và cắt đầu kẻ thù là một nghi lễ chứng tỏ sự trưởng thành của một cậu bé. Nhờ có thành tích này, họ sẽ có một hình xăm trên mặt.
Trong hình là một thành viên của bộ lạc với gương mặt đầy hình xăm. Vụ hành quyết chặt đầu kẻ thù của người Konyak Naga gần đây nhất là vào năm 1969.
Người của bộ lạc này thường dùng xương trâu, bò, hươu, nai... trang trí nhà cửa. Điều này thể hiện sự tự hào của chủ nhân ngôi nhà vì tài săn bắn của họ. Những chiếc đầu lâu của kẻ thù trước đây cũng được dùng làm vật trang trí và được treo ở nơi nổi bật nhất. Tuy nhiên từ khi có lệnh của chính phủ cấm việc cắt đầu người, những chiếc sọ đã được tháo xuống và mang đi chôn cất.
Người của bộ lạc này thường dùng xương trâu, bò, hươu, nai... trang trí nhà cửa. Điều này thể hiện sự tự hào của chủ nhân ngôi nhà vì tài săn bắn của họ. Những chiếc đầu lâu của kẻ thù trước đây cũng được dùng làm vật trang trí và được treo ở nơi nổi bật nhất. Tuy nhiên từ khi có lệnh của chính phủ cấm việc cắt đầu người, những chiếc sọ đã được tháo xuống và mang đi chôn cất.
Nơi ở của người dân Konyak chủ yếu là những túp lều được làm từ tre. Ngôi nhà được xây rộng rãi với nhiều phòng bao gồm phòng nấu ăn, ăn uống, ngủ nghỉ... Các loại rau, ngô và thịt được lưu trữ trên lò sưởi đặt ngay giữa nhà. Gạo thì được cất giữ trong các chiếc cót lớn phía sau nhà.
Nơi ở của người dân Konyak chủ yếu là những túp lều được làm từ tre. Ngôi nhà được xây rộng rãi với nhiều phòng bao gồm phòng nấu ăn, ăn uống, ngủ nghỉ... Các loại rau, ngô và thịt được lưu trữ trên lò sưởi đặt ngay giữa nhà. Gạo thì được cất giữ trong các chiếc cót lớn phía sau nhà.
Một điều thú vị khác là ngôi làng Longwa nằm ở hai đất nước Ấn Độ và Myanmar. Ngôi làng được các thổ dân chọn làm nơi sinh sống từ trước thời kỳ Ấn Độ và Myanmar xác định biên giới. Ngày nay, đường biên giới giữa hai quốc gia chia đôi ngôi làng, chính phủ hai nước đã cho xây một cột mốc làm ranh giới, một bên ghi tiếng Myanmar, bên còn lại ghi bằng tiếng Ấn Độ.
Một điều thú vị khác là ngôi làng Longwa nằm ở hai đất nước Ấn Độ và Myanmar. Ngôi làng được các thổ dân chọn làm nơi sinh sống từ trước thời kỳ Ấn Độ và Myanmar xác định biên giới. Ngày nay, đường biên giới giữa hai quốc gia chia đôi ngôi làng, chính phủ hai nước đã cho xây một cột mốc làm ranh giới, một bên ghi tiếng Myanmar, bên còn lại ghi bằng tiếng Ấn Độ.
Đường biên giới cắt ngang qua ngôi nhà của vị trưởng làng, khiến ông thường nói đùa với mọi người rằng mình thường ăn tối ở Ấn Độ và ngủ ở Myanmar.
Đường biên giới cắt ngang qua ngôi nhà của vị trưởng làng, khiến ông thường nói đùa với mọi người rằng mình thường ăn tối ở Ấn Độ và ngủ ở Myanmar.
Người Konyak vẫn duy trì phong tục được cai trị bởi một thủ lĩnh (gọi là Angh) và vị trí này là cha truyền con nối. Nơi đây vẫn có chế độ đa thê.
Người Konyak vẫn duy trì phong tục được cai trị bởi một thủ lĩnh (gọi là Angh) và vị trí này là cha truyền con nối. Nơi đây vẫn có chế độ đa thê.
Người Konyak trước đây tôn thờ vào các vị thần trong tưởng tượng, dựa trên các hiện tượng thiên nhiên. Sau đó các nhà truyền giáo đã đến đây vào cuối thế kỷ 19 và làm họ thay đổi suy nghĩ.
Cuối thế kỷ 20, 90% người dân nơi đây đều theo đạo Kito giáo. Hầu hết các ngôi làng ở Nagaland có nhà thờ. Nhà thờ ở Longwa nằm ngay cạnh ngôi nhà của vị trưởng làng.
Người Konyak trước đây tôn thờ vào các vị thần trong tưởng tượng, dựa trên các hiện tượng thiên nhiên. Sau đó các nhà truyền giáo đã đến đây vào cuối thế kỷ 19 và làm họ thay đổi suy nghĩ.
Cuối thế kỷ 20, 90% người dân nơi đây đều theo đạo Kito giáo. Hầu hết các ngôi làng ở Nagaland có nhà thờ. Nhà thờ ở Longwa nằm ngay cạnh ngôi nhà của vị trưởng làng.
Những người phụ nữ mặc váy áo truyền thống của người Naga và trở về nhà sau khi đến nhà thờ nghe giảng đạo vào mỗi sáng chủ nhật.
Những người phụ nữ mặc váy áo truyền thống của người Naga và trở về nhà sau khi đến nhà thờ nghe giảng đạo vào mỗi sáng chủ nhật.
Trong ảnh là một nhóm các trưởng lão ở Konyak tập hợp quanh bếp lửa, nhai cau, nướng ngô và trò chuyện. Kể từ khi đạo Kito gia nhập vào đời sống của người dân, nhiều tập quán, truyền thống của bộ lạc dần biến mất. Một trong số đó là việc huấn luyện những cậu bé thành chiến binh.
Trong ảnh là một nhóm các trưởng lão ở Konyak tập hợp quanh bếp lửa, nhai cau, nướng ngô và trò chuyện. Kể từ khi đạo Kito gia nhập vào đời sống của người dân, nhiều tập quán, truyền thống của bộ lạc dần biến mất. Một trong số đó là việc huấn luyện những cậu bé thành chiến binh.
Ngoài ra, việc đeo đồ trang sức đính cườm nhiều màu sắc - một trong nét văn hóa đặc trưng của người Konyak - cũng không còn nhiều người hưởng ứng. Vào thời kỳ hưng thịnh, cả phụ nữ và nam giới trong bộ lạc đều đeo vòng cổ và vòng tay.
Ngoài ra, việc đeo đồ trang sức đính cườm nhiều màu sắc - một trong nét văn hóa đặc trưng của người Konyak - cũng không còn nhiều người hưởng ứng. Vào thời kỳ hưng thịnh, cả phụ nữ và nam giới trong bộ lạc đều đeo vòng cổ và vòng tay.
Anh Minh
Ảnh: BBC