Sau khi công bố điểm sàn với mức điểm tương đương năm trước, Bộ GD&ĐT nhận được nhiều câu hỏi bày tỏ băn khoăn về việc điểm cao nhưng điểm sàn vẫn thấp. Thứ trưởng Bùi Văn Ga giải thích, điểm sàn trước đây dựa chủ yếu vào chỉ tiêu nhưng cách tiếp cận mới dựa vào chất lượng, khả năng thí sinh có thể học tập.
"Cách tính này ưu tiên cho chất lượng nguồn tuyển chứ không phải do chỉ tiêu. Số dư dôi là hơn 238.000 thí sinh nhưng không phải tất cả vào đại học. Các trường dựa vào năng lực đào tạo để tuyển đủ chỉ tiêu từ cao xuống thấp", Thứ trưởng Ga nói.
Ông giải thích thêm, nếu tính điểm sàn dựa vào chỉ tiêu thì cần tính toán phức tạp, dựa vào nhiều tiêu chí nên có những ý kiến khác nhau về mức độ hợp lý của điểm sàn. Chính vì vậy, năm nay, hội đồng điểm sàn đã xác định dựa trên phổ điểm của thí sinh. Đây là cách tính đơn giản, minh bạch, khách quan, công khai, xã hội có thể kiểm tra.
Theo số liệu mà Bộ GD&ĐT công bố, chỉ tiêu hệ đại học năm 2013 như sau:
Chỉ tiêu cao đẳng ở các khối như sau:
Như vậy, tổng chỉ tiêu đại học, cao đẳng năm 2013 khoảng 605.000. Mặc dù một số trường top trên thí sinh có điểm số rất cao, nhưng cũng không ít em có điểm số thấp. Chính vì vậy, phổ điểm chung của thí sinh trên cả nước không cao. Mức điểm bình quân của thí sinh khối A là 13,29, A1 là 12,85, B là 14,43, C là 13,61 và D1 là 13,41. Cụ thể:
Phổ điểm của thí sinh ở các khối cũng được Bộ Giáo dục thể hiện rõ. Xem cụ thể tại đây. Dựa trên điểm số này, Bộ đã tính toán được mức điểm sàn với số dư dôi khá cao.
Với cách tính này, số dôi dư trên sàn so với chỉ tiêu cần tuyển lớn hơn năm 2012 khoảng 100.000 thí sinh. Đây là điều kiện thuận lợi để các trường top dưới và ĐH ngoài công lập tuyển đủ chỉ tiêu.
Hoàng Thùy