Theo đó, loạt tiêu chí, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo lâu nay được coi là rào cản với doanh nghiệp, như quy định khống chế số lượng tối đa 150 đầu mối xuất khẩu gạo; phải có ít nhất 1 kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn lúa; có ít nhất 1 cơ sở xay, xát lúa gạo với công suất tối thiểu 10 tấn lúa một giờ mới được xuất khẩu gạo... đã được bãi bỏ.
Số liệu từ Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho thấy, năm 2016 được coi là năm "ảm đạm" của hạt gạo xuất khẩu, khi khối lượng xuất chỉ đạt 4,88 triệu tấn tương đương 2,2 tỷ USD, chỉ bằng một phần tư khối lượng và giá trị của năm 2015.
Trước tình hình thị trường xuất khẩu gạo gặp khó khăn, việc bỏ loạt điều kiện ràng buộc kinh doanh được nhà điều hành đánh giá sẽ góp phần tháo gỡ những trở ngại cho doanh nghiệp. Chưa kể, đây cũng là động thái nhằm loại bỏ các điều kiện kinh doanh không phù hợp với quy định của Luật Đầu tư năm 2014.
Bộ Công Thương cũng khẳng định sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hàng chính, loại bỏ các “nút thắt” thể chế, tạo “sân chơi” bình đẳng giữa các doanh nghiệp, bảo đảm sự cạnh tranh, quyền lợi tối cao cho người tiêu dùng…
Anh Minh