Mưa lớn, sóng biển dâng cao trong những ngày qua khiến tình trạng sạt lở tại khu vực biển Cửa Đại (thành phố Hội An) trở nên nghiêm trọng. Trong 3 ngày, nước biển đã xâm thực vào khu vực đất liền khoảng 30 m, kéo dài hơn 700 m dọc bãi tắm Cửa Đại đến nhiều công viên khách sạn, làm cho một số ngôi nhà, cây xanh đổ sụp xuống biển.
Mưa lớn, sóng biển dâng cao trong những ngày qua khiến tình trạng sạt lở tại khu vực biển Cửa Đại (thành phố Hội An) trở nên nghiêm trọng. Trong 3 ngày, nước biển đã xâm thực vào khu vực đất liền khoảng 30 m, kéo dài hơn 700 m dọc bãi tắm Cửa Đại đến nhiều công viên khách sạn, làm cho một số ngôi nhà, cây xanh đổ sụp xuống biển.
Theo người dân thì khu vực bờ kè này từng xảy ra sạt lở nhưng chưa bao giờ nghiêm trọng như hiện nay.
Theo người dân thì khu vực bờ kè này từng xảy ra sạt lở nhưng chưa bao giờ nghiêm trọng như hiện nay.
Nhiều ngôi nhà chòi tại các khu nghỉ dưỡng bị sóng biển đánh sát vào tận móng.
Toàn bộ bờ kè bằng bê tông cao 5 mét, dài chừng 70 m đã bị sóng biển cuốn phăng. UBND thành phố Hội An phải khẩn cấp dùng bao tải chứa cát tạo thành các bờ kè mềm bảo vệ, nhưng tình trạng sạt lở vẫn tiếp diễn.
Toàn bộ bờ kè bằng bê tông cao 5 mét, dài chừng 70 m đã bị sóng biển cuốn phăng. UBND thành phố Hội An phải khẩn cấp dùng bao tải chứa cát tạo thành các bờ kè mềm bảo vệ, nhưng tình trạng sạt lở vẫn tiếp diễn.
Hàng dừa với hàng chục năm tuổi từng được người dân coi như "lá chắn" bảo vệ cũng bị sóng đánh bật gốc, nằm la liệt dọc bãi biển.
Hàng dừa với hàng chục năm tuổi từng được người dân coi như "lá chắn" bảo vệ cũng bị sóng đánh bật gốc, nằm la liệt dọc bãi biển.
Các chủ nhà hàng vớt vát số tài sản bị tàn phá bởi sóng biển.
Ông Nguyễn Sinh, Chủ tịch UBND phường Cửa Đại cho biết, phường đang thi công đoạn kè mềm bằng các bao cát cỡ lớn dài 300 m để gia cố thêm.
Ông Nguyễn Sinh, Chủ tịch UBND phường Cửa Đại cho biết, phường đang thi công đoạn kè mềm bằng các bao cát cỡ lớn dài 300 m để gia cố thêm.
Một số khu nghỉ dưỡng cũng đã chủ động cho người bốc đá xếp thành những dãy dài để chặn sóng biển. Nhiều đoạn dây thừng được dùng để cột những cây dừa lại với nhau.
Một số khu nghỉ dưỡng cũng đã chủ động cho người bốc đá xếp thành những dãy dài để chặn sóng biển. Nhiều đoạn dây thừng được dùng để cột những cây dừa lại với nhau.
Dịch vụ du lịch tại các khu nghỉ dưỡng tạm thời bị ngưng trệ. Nhà chức trách đặt các biển cảnh báo đồng thời nhanh chóng thi công, gia cố tuyến đê biển.
Dịch vụ du lịch tại các khu nghỉ dưỡng tạm thời bị ngưng trệ. Nhà chức trách đặt các biển cảnh báo đồng thời nhanh chóng thi công, gia cố tuyến đê biển.
Tiến Hùng