Thứ sáu, 8/11/2024
Chủ nhật, 1/5/2016, 16:03 (GMT+7)

Bộ ảnh ghép Côn Đảo xưa và nay

Những bức ảnh ghép hiện tại và quá khứ của Côn Đảo sẽ mang đến du khách cái nhìn chân thực cũng như lịch sử của hòn đảo ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Để kỷ niệm 41 năm ngày thống nhất đất nước (30/4) và giải phóng Côn Đảo (1/5), tác giả đã thực hiện ghép ảnh tư liệu Côn Đảo sưu tầm tại bảo tàng và internet với cảnh Côn Đảo hiện tại. Trên ảnh là một góc Cầu tàu 914, được khởi công xây dựng năm 1873.

So với trước, cầu tàu đã được kè chắn kiên cố và mở rộng hơn. Đây là nơi tù nhân bị thực dân Pháp bắt khai thác đá từ chân núi Chúa mang về để xây dựng và 914 là con số ước lệ số người đã ngã xuống trong quá trình lao động khổ sai.

Qua hàng trăm năm, nhiều nơi ở Côn Đảo không có nhiều thay đổi so với trước, vẫn vẻ đẹp hoang sơ của cát trắng và biển xanh, ví dụ như bến ghe câu...

... hay đường đi Bến Đầm, nhưng đường đất, nơi này đã được trải nhựa và mở rộng dễ đi hơn.

Nhiều công trình kiến trúc cũ được bảo tồn nguyên vẹn nhưng đã thay đổi công năng. Ví dụ như tòa Hành chính trước đây, nay là Ban quản lý Di tích Côn Đảo.

Ty Ngân Khố nay là phòng tài chính kế hoạch của huyện.

Biệt thự giám thị Pháp, nay là khách sạn Sài Gòn Côn Đảo. Khu này có 36 phòng ngủ, được cải tạo từ các villa do người Pháp xây dựng vào những năm 1920.

Người tù bị bệnh trong phòng giam.

Mít tinh mừng giải phóng trước Dinh tỉnh trưởng Côn Sơn, ngày 4/4/1975. Nơi đây có tới 53 đời chúa đảo trong suốt 113 năm địa ngục trần gian. Hiện nay di tích Dinh Chúa Đảo là một trong những điểm tham quan thu hút du khách đến để tìm hiểu về lịch sử Côn Đảo.

Ngày 15/5/1975, gần 2.000 cán bộ chiến sĩ cách mạng bị địch bắt giam ở Côn Đảo được trở về đất liền.

Con đường ven biển xưa kia nay khang trang hơn khi được làm kè, trải nhựa nhưng những hàng cây cao vút vẫn còn đó, hiên ngang.

Vũ Sơn

Ảnh: Tư liệu

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về dulich@vnexpress.net