Cách đây đúng một thập kỷ, kiến trúc sư người Italia - Stefano Boeri, cùng những cộng sự là Gianandrea Barreca và Giovanni La Varra cho ra đời công trình được xem là biểu tượng của lối kiến trúc xanh, sừng sững giữa lòng Milan hoa lệ. Hai tòa tháp Bosco Verticale hay "Rừng thẳng đứng" cao lần lượt 110 và 76 mét được các chuyên gia kiến trúc thời đó gọi là "ý tưởng điên rồ" và đáng để học hỏi.
Điểm gây ấn tượng của Bosco Verticale đúng như cái tên của nó - một khu rừng thẳng đứng giữa thành phố đầy bê tông. Tòa nhà gồm hàng trăm ban công nhô ra, được bao phủ từ chân đến đỉnh là mảng xanh dày đặc với 800 cây cao và 5.000 cây bụi. Bosco Verticale, được lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết The Baron in the Trees. Trong đó nhân vật chính quyết định rời khỏi mặt đất và sống trên cây.
Hệ thống cây cối này được nuôi dưỡng từ hệ thống tưới tiêu tích hợp, thiết kế từ các thùng chứa được đúc sẵn, gắn bên trong ban công. Nhóm
thiết kế gọi đây là "nơi cư ngụ xanh tươi cho con người", giúp hấp thụ CO2, giảm tác động của nhiệt lượng, giảm mức tiêu thụ năng lượng. Công
trình là điểm nhấn, lá phổi xanh giữa khu vực tràn ngập những đường ray xe lửa không còn sử dụng hay những tòa nhà công nghiệp cũ kỹ tại Milan,
Italia.
Bosco Verticale không phải tòa nhà phủ xanh đầu tiên trên thế giới nhưng trở thành biểu tượng toàn cầu cho một phong cách kiến trúc mới nổi thời điểm đó - mang thiên nhiên vào thành phố. Hội đồng Công trình Xanh Thế giới xếp Bosco Verticale vào danh sách những tòa nhà dễ nhận biết nhất trong thập kỷ qua.
"Chúng ta cần cây xanh, cần ban công bên ngoài", Boeri nói và cho biết các công trình như Bosco Verticale không chỉ dành cho con người. Tòa nhà này là nơi làm tổ của hàng chục loài chim, vô số nhóm thực vật. Những sinh vật này được kiến trúc sư coi như "khách thuê". Sau Bosco Verticale, nhóm của Boeri đã phát triển rất nhiều công trình tương tự trên khắp thế giới.
Các công trình như của Boeri đang làm là điển hình cho phong cách Biophilic Design hay thiết kế ưa sinh học. Biophilic Design bắt nguồn từ
thuật ngữ Hy Lạp cổ đại – "biophilia", nghĩa là tình yêu của những sinh vật sống. Theo các nhà nghiên cứu, nhà sinh vật học, con người luôn có
nhu cầu kết nối với thiên nhiên. Chẳng hạn, con người có xu hướng thích du lịch ở những nơi gần gũi thiên nhiên như nằm thư giãn bãi biển, leo
núi, đi bộ giữa rừng... Dưới góc độ của ngành xây dựng, người mua có xu hướng chi nhiều hơn cho những ngôi nhà có tầm nhìn ra thiên
nhiên.
Với tinh thần này, các công trình theo đuổi xu hướng Biophilic luôn chú trọng các yếu tố thiên nhiên trong quá trình xây dựng. Oliver Heath - người sáng lập của Oliver Heath Design cho rằng, về bản chất, phong cách Biophilic không chỉ là đưa cây xanh vào không gian mà còn tái hiện cảm giác thiên nhiên ngay trong ngôi nhà, kết nối cả về thị giác, xúc giác, thính giác, vị giác và khứu giác với môi trường tự nhiên. "Tất cả điều đó giúp chữa lành cho con người và đưa con người trở về đúng với bản chất là một sinh vật giữa hệ sinh thái", nhà thiết kế này nói.
Vì vậy, Biophilic không chỉ là cây xanh, năng lượng xanh mà còn bao gồm rất nhiều lớp tự nhiên khác nhau như trải nghiệm tự nhiên trực tiếp (ánh sáng, không khí); trải nghiệm tự nhiên gián tiếp (vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa, sỏi); trải nghiệm về không gian, địa điểm (nơi ở, không gian sống, màu sắc).
Biophilic không có tiêu chuẩn hay quy tắc cố định. Trước đây, tinh thần yêu thiên nhiên có thể thể hiện qua những chậu cây cảnh, giấy dán tường hoa lá. Giữa thế kỷ 20, nhiều tập đoàn đa quốc gia, công ty lớn ở các nước phát triển đua nhau chuyển dịch về vùng nông thôn để trở nên chan hòa với thiên nhiên.
Ngày nay, phong cách này xuất hiện ngày càng phổ biến trong các gia đình. Nhiều gia chủ chi tiền để cải tạo căn hộ, sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ, sỏi, đá, thiết kế căn hộ như một rừng cây thu nhỏ. Một số gia đình xây tiểu cảnh với hồ cá, giếng trời, hay làm bồn tắm lộ thiên bao bọc bởi không gian cây xanh.
Bill Browning, nhà đồng sáng lập Terrapin Bright Green, chuyên gia tư vấn môi trường chuyên về Biophilic, cho rằng Covid-19 đã làm tăng thêm
mong muốn của người dân thành phố về không gian xanh, cả trong quy hoạch đô thị và trong chính ngôi nhà. Việc chuộng thiết kế ưa sinh học giúp
xóa nhòa ranh giới giữa con người với thiên nhiên, giúp con người giải tỏa, thư thái và khơi gợi những cảm xúc tích cực. Sống giữa sự "ôm ấp" của
tự nhiên còn giúp gia chủ tăng năng suất và tính sáng tạo, cải thiện kết quả học tập, làm việc, hồi phục sức khỏe.
Biophilic không phải phong cách xa vời chỉ tồn tại ở các quốc gia phát triển. Tại Việt Nam, hàng trăm công trình mang tinh thần yêu thiên nhiên đã mọc lên khắp mọi miền đất nước. Tiêu biểu là loạt công trình từ Gamuda Land - ông lớn bất động sản từ Malaysia.
"Phong cách ưa sinh học được xác định là một phần trong DNA của Gamuda Land", ông Devendran Krishnamoorthy - Tổng giám đốc tập đoàn từng khẳng định và cho biết đơn vị luôn nỗ lực để tăng cường đa dạng sinh học, cải thiện môi trường sống tại tất cả các dự án trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, phong cách Biophilic của Gamuda Land đã xuất hiện tại nhiều dự án. Tiêu biểu là Celadon City, phía Tây Sài Gòn. Điểm nhấn của
Celadon City là công viên sinh thái có quy mô lên tới trên 16 ha. Cỏ cây phủ kín 4 khu vực, từ rừng ven hồ, thảm xanh công viên, thảm xanh ven hồ
và khu vực suối nước. Nơi đó còn là nhà của trên 7.000 cá thể cây thuộc 170 loài cây nhiệt đới cùng trên 70 loài động vật đặc trưng bản địa. Giữa
không gian như khu rừng là hệ thống đường đi nép giữa những tán cây, hồ nước.
Để tạo nên hệ sinh thái này, Gamuda Land ứng dụng công nghệ ươm trồng cây tân tiến để phủ xanh dự án. Theo đó, cây xanh trồng ngay tại vườn ươm trong khuôn viên ngay từ những ngày đầu. Đến khi dự án gần hoàn thành, cây cũng đến độ tuổi đưa vào trồng tại công viên.
Cũng ngay tại TP HCM, chủ đầu tư này vừa ra mắt thêm dự án nhà phố The Meadow. Dự án tiếp tục tuân theo lối kiến trúc Biophilic đã trở thành thương hiệu của chủ đầu tư.
Tinh thần kết nối với tự nhiên được thể hiện ngay từ vị trí dự án. The Meadow nằm tại huyện Bình Chánh - nơi có nhiều tiềm năng về mảng xanh.
Gamuda Land kết hợp thêm quy hoạch mật độ cây xanh lý tưởng là 4,62 m2/người để giảm nhiệt độ khu vực, giúp cư dân tận hưởng không khí trong
lành. Xây trên khu đất rộng 5 ha, mật độ xây dựng của dự án là 37,2%.
Toàn bộ các căn nhà phố đều thiết kế có ban công và cửa sổ lớn, giếng trời đón ánh sáng và tầm nhìn về cảnh quan nội khu. Theo chủ đầu tư, thiết kế trong căn nhà đều được tính toán để tối ưu diện tích, tạo cảm giác rộng rãi và đối lưu sinh khí. Thiết kế cho phép căn nhà tận dụng gió trời, ánh sáng tự nhiên và giảm nhu cầu sử dụng điều hòa. Dự án này còn có thêm vườn nội là một nét mới trong thiết kế cảnh quan giúp tạo không gian giao thoa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa tổ ấm và mảng xanh thiên nhiên.
Vật liệu cũng là điểm nhấn tại khu nhà phố mới ra mắt. Chủ đầu tư dùng gạch bông gió làm cảm hứng chính trong thiết kế. Gạch này có khả năng
thông gió, đón ánh sáng tự nhiên. Theo chủ đầu tư, việc sử dụng gạch bông gió tạo ra thiết kế pha lẫn nét hiện đại và truyền thống, đồng thời
giúp gia chủ tiết kiệm năng lượng và chi phí. Gỗ, tre, đá và gốm sứ cũng là những vật liệu chủ đạo tại dự án mới của Gamuda Land.
Bước ra khỏi căn nhà, cư dân The Meadow được hòa mình vào tự nhiên và tận hưởng nhiều tiện ích, cảnh quan nội khu. Gamuda tiếp tục kế hoạch phát triển cảnh quan nội khu để xây dựng cộng đồng bền vững. Dự án có ba khu vực cảnh quan nổi bật bao gồm: sân chơi cộng đồng, vườn cộng đồng, đồi cảnh quan xanh để khuyến khích cư dân tận hưởng những phút thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên. Loạt tiện ích khác tương tự như nhiều dự án trước đây như khu vui chơi dành cho trẻ em; clubhouse dành cho các gia đình hay con đường trị liệu dành cho người già...
Với The Meadow, Gamuda Land tiếp tục khẳng định hành động hướng đến các công trình bất động sản bền vững. The Meadow cùng nhiều dự án khác của
đơn vị đều ưu tiên tiết kiệm năng lượng, tái chế các vật liệu, quản lý nguồn nước, tạo ra nơi nghỉ dưỡng ngay tại chính không gian sinh sống. "Dự
án là nơi gắn kết cảm xúc của con người với thiên nhiên. Tận hưởng sự trong lành và yên bình thiên nhiên mang lại chính là giải pháp tốt nhất mà
Gamuda riêng dành cho cộng đồng", đại diện chủ đầu tư nói.
Nội dung: Hoài Phương, Ảnh: Gamuda Land