Thế giới công nghệ số ngày nay có vô vàn dữ liệu đến từ nhiều nguồn với chủng loại đa dạng (từ hình ảnh, âm thanh, video, đến văn bản, tin nhắn, lịch sử cuộc gọi cố định, di động...). Riêng trong lĩnh vực thông tin di động, một nhà cung cấp dịch vụ có thể ghi nhận hàng triệu cuộc gọi mỗi ngày. Những dữ liệu tưởng vô bổ này chứa một giá trị kinh tế lớn nếu có công cụ hữu dụng để “chiết xuất”.
Theo các chuyên gia, công cụ hữu dụng nhất để chiết xuất nguồn dữ liệu khổng lồ này là Big Data (Dữ liệu lớn) - một thuật ngữ được nhắc tới nhiều trong 2 năm qua. Đây được xem là nền tảng để tạo ra những giá trị ở tầm cao mới cho doanh nghiệp. Tập đoàn dữ liệu Quốc tế (IDC), Mỹ, xem Big Data là một tập hợp các công nghệ và kiến trúc mới, được thiết kế nhằm "chiết xuất" các giá trị kinh tế từ khối lượng dữ liệu khổng lồ, theo nhiều nguồn và chủng loại đa dạng, dựa trên khả năng thu thập, phân tích và đánh giá dữ liệu với tốc độ nhanh, trên phạm vi rộng.
Tại diễn đàn doanh nghiệp CEO Forum được tổ chức tại TP HCM, các chuyên gia cho rằng phân tích Big Data sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt chính xác nhất xu thế vận động của ngành từ những thông tin “thực” và cụ thể, như hành vi, sở thích, thói quen, xu hướng của từng người tiêu dùng. Với Big Data, doanh nghiệp sẽ có những thông tin bổ ích về xu thế phát triển và vận động của lĩnh vực đang kinh doanh và cả nền kinh tế.
Điều này giúp sẽ giúp doanh nghiệp ra quyết định chính xác, đúng thời điểm, và đúng chỗ. Một cách tổng quát, Big Data là sự tiến hóa vượt bậc của các phương thức phân tích kinh doanh truyền thống.
Theo dự đoán của IDC, đến năm 2020, cả thế giới sẽ có khoảng 13.000 exabytes (13 tỷ tỷ gigabyte) dữ liệu số được tích lũy. Trong đó, ít nhất 1/3 lượng dữ liệu có hàm lượng giá trị cao để phân tích.
Các chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng có nhiều cách tiếp cận “đại dương dữ liệu” này. Các tập đoàn lớn trên thế giới đã và đang trang bị kho dữ liệu để thu thập, phân tích đánh giá và ra quyết định kinh doanh dựa trên ứng dụng tiến bộ của Big Data. Tuy nhiên, chi phí đầu tư (cả về công nghệ lẫn nhân lực) là không nhỏ, đòi hỏi sự quyết tâm cũng như khả năng nắm bắt công nghệ mới rất cao của doanh nghiệp.
Bên cạnh tự đầu tư, xu hướng mua dữ liệu, outsourcing nhiệm vụ các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ. Đây là xu thế có lợi hơn cho doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hóa chi phí đầu tư và tận dụng triệt để nguồn dữ liệu đã được phân tích.
Sự phát triển chóng mặt của thông tin di động tại đã mở ra một khả năng mới cho Big Data. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ tên tuổi trên thế giới và trong khu vực như AT&T (Mỹ), Telstra (Australia), SingTel (Singapore), Maxis (Malaysia), DTAC (Thái Lan)… đã phát triển dịch vụ phân tích Big Data.
Tại Việt Nam, những công ty di dộng lớn và có chiến lược hiệu quả như MobiFone có đủ khả năng cung cấp dịch vụ Big Data, nhờ nền tảng thông tin phát triển nhanh và việc đầu tư thiết bị và cơ sở hạ tầng vững chắc.
Đầu tư hợp lý vào Big Data giúp MobiFone tiếp cận khách hàng, hiểu rõ mong muốn cụ thể của từng nhóm người dùng di động, qua đó, đưa ra các giải pháp được thị trường hưởng ứng. Mặt khác, cùng chính sách M-Business giúp nhóm khách hàng doanh nghiệp tăng hiệu quả thông tin và tiết kiệm tới 30% chi phí di động. Bước tiến mới vào lĩnh vực Big Data của MobiFone sẽ là một điểm sáng đáng ghi nhận về cung cấp dịch vụ thông tin thị trường cho doanh nghiệp tại Việt Nam.
(Nguồn: Mobifone)