Dinh III là một tòa dinh thự trang nhã, nằm giữa khung cảnh thơ mộng của một đồi thông trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 2km về hướng tây nam. Biệt điện xây dựng từ năm 1933, đến năm 1950, khi Pháp trở lại Việt Nam và đưa Bảo Đại lên làm quốc trưởng bù nhìn thì ông dùng Dinh III làm nơi làm việc cũng như nơi ở cho cả gia đình.
Dinh III là một tòa dinh thự trang nhã, nằm giữa khung cảnh thơ mộng của một đồi thông trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 2km về hướng tây nam. Biệt điện xây dựng từ năm 1933, đến năm 1950, khi Pháp trở lại Việt Nam và đưa Bảo Đại lên làm quốc trưởng bù nhìn thì ông dùng Dinh III làm nơi làm việc cũng như nơi ở cho cả gia đình.
Biệt điện có lối kiến trúc châu Âu, gồm 2 tầng với 25 phòng sang trọng. Khuôn viên bên ngoài dinh có một vườn hoa nhỏ theo kiểu vườn hoa ở các cung điện của Pháp. Tầng trệt của dinh thự được cựu hoàng làm nơi làm việc, hội họp, tiếp khách, yến tiệc, phòng ăn. Đặc biệt, các căn phòng được gắn kết hài hòa với nhau qua các cửa đi và cửa sổ khung thép ốp kính.
Biệt điện có lối kiến trúc châu Âu, gồm 2 tầng với 25 phòng sang trọng. Khuôn viên bên ngoài dinh có một vườn hoa nhỏ theo kiểu vườn hoa ở các cung điện của Pháp. Tầng trệt của dinh thự được cựu hoàng làm nơi làm việc, hội họp, tiếp khách, yến tiệc, phòng ăn. Đặc biệt, các căn phòng được gắn kết hài hòa với nhau qua các cửa đi và cửa sổ khung thép ốp kính.
Phòng tiếp khách là nơi dành cho những vị khách đến chờ xin yết kiến vua. Trong phòng có các hiện vật: chiếc đàn piano mà hoàng hậu và các công chúa thường chơi; bức tranh sơn mài vẽ ngôi điện Angkor do một người bạn Campuchia tặng năm 1951 nhân dịp sinh nhật vua Bảo Đại; bức tranh sơn dầu vẽ cảnh Thái Miếu ở Huế; và bên trên lò sưởi có cặp sừng Min (trâu rừng) do chính tay Bảo Đại đi săn được tại K’rong Pha.
Phòng tiếp khách là nơi dành cho những vị khách đến chờ xin yết kiến vua. Trong phòng có các hiện vật: chiếc đàn piano mà hoàng hậu và các công chúa thường chơi; bức tranh sơn mài vẽ ngôi điện Angkor do một người bạn Campuchia tặng năm 1951 nhân dịp sinh nhật vua Bảo Đại; bức tranh sơn dầu vẽ cảnh Thái Miếu ở Huế; và bên trên lò sưởi có cặp sừng Min (trâu rừng) do chính tay Bảo Đại đi săn được tại K’rong Pha.
Phòng làm việc của vua Bảo Đại còn lưu giữ những hiện vật như ấn tín quân sự, ngọc tỷ của Hoàng đế, quốc kỳ các nước, tượng của vua Bảo Đại và vua cha Khải Định.
Phòng làm việc của vua Bảo Đại còn lưu giữ những hiện vật như ấn tín quân sự, ngọc tỷ của Hoàng đế, quốc kỳ các nước, tượng của vua Bảo Đại và vua cha Khải Định.
Tầng hai của biệt điện được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm phòng sinh hoạt gia đình, các phòng ngủ của vua Bảo Ðại, hoàng hậu Nam Phương, thái tử, các công chúa và hoàng tử. Thường sau những buổi cơm tối, vua cùng gia đình sinh hoạt tại đây để chuyện trò, hàn huyên và dạy dỗ các hoàng tử và công chúa. Nơi đây có 6 chiếc ghế; chiếc ghế lớn dài dành riêng cho vua và hoàng hậu; hai ghế bành hai bên dành cho thái tử, hoàng tử; ba ghế còn lại dành cho ba công chúa.
Tầng hai của biệt điện được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm phòng sinh hoạt gia đình, các phòng ngủ của vua Bảo Ðại, hoàng hậu Nam Phương, thái tử, các công chúa và hoàng tử. Thường sau những buổi cơm tối, vua cùng gia đình sinh hoạt tại đây để chuyện trò, hàn huyên và dạy dỗ các hoàng tử và công chúa. Nơi đây có 6 chiếc ghế; chiếc ghế lớn dài dành riêng cho vua và hoàng hậu; hai ghế bành hai bên dành cho thái tử, hoàng tử; ba ghế còn lại dành cho ba công chúa.
Trên lầu, căn phòng lớn nhất là phòng riêng của nhà vua. Hiện vật trong phòng vẫn được giữ nguyên như cũ. Bên ngoài phòng này là Vọng Nguyệt Lầu dành cho vua Bảo Đại hóng mát ngắm trăng. Tên thật của vua Bảo Đại là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, con trai của vua Khải Định. Sau khi hoàng hậu Nam Phương sang Pháp, ông sống với thứ phi Mộng Điệp tại Đà Lạt.
Trên lầu, căn phòng lớn nhất là phòng riêng của nhà vua. Hiện vật trong phòng vẫn được giữ nguyên như cũ. Bên ngoài phòng này là Vọng Nguyệt Lầu dành cho vua Bảo Đại hóng mát ngắm trăng. Tên thật của vua Bảo Đại là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, con trai của vua Khải Định. Sau khi hoàng hậu Nam Phương sang Pháp, ông sống với thứ phi Mộng Điệp tại Đà Lạt.
Phòng riêng của hoàng hậu Nam Phương. Bà tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, con đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào, sinh trưởng tại Gò Công (Nam Bộ), từng đoạt giải hoa hậu trong nhiều năm liền. Vào năm 1949, bà cùng các con sang Pháp. Đến năm 1963, bà lâm bệnh và mất tại Pháp.
Phòng riêng của hoàng hậu Nam Phương. Bà tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, con đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào, sinh trưởng tại Gò Công (Nam Bộ), từng đoạt giải hoa hậu trong nhiều năm liền. Vào năm 1949, bà cùng các con sang Pháp. Đến năm 1963, bà lâm bệnh và mất tại Pháp.
Phòng riêng của đông cung thái tử Bảo Long - con trai trưởng của nhà vua. Trong phòng được trang trí toàn màu vàng nhằm biểu tượng cho ngai vàng và kế nghiệp vua Bảo Đại.
Phòng riêng của đông cung thái tử Bảo Long - con trai trưởng của nhà vua. Trong phòng được trang trí toàn màu vàng nhằm biểu tượng cho ngai vàng và kế nghiệp vua Bảo Đại.
Phòng ngủ của công chúa Phương Liên và hoàng tử Bảo Thăng. Vào năm 1949, hoàng hậu đưa các công chúa và hoàng tử sang Pháp. Cho đến nay, các hiện vật trong phòng vẫn được giữ nguyên như cũ.
Phòng ngủ của công chúa Phương Liên và hoàng tử Bảo Thăng. Vào năm 1949, hoàng hậu đưa các công chúa và hoàng tử sang Pháp. Cho đến nay, các hiện vật trong phòng vẫn được giữ nguyên như cũ.
Phòng ngủ của công chúa Phương Mai (sinh năm 1937) và Phương Dung (sinh năm 1942). Khi còn bé, họ thường về Đà Lạt nghỉ mát cùng vua cha.
Phòng ngủ của công chúa Phương Mai (sinh năm 1937) và Phương Dung (sinh năm 1942). Khi còn bé, họ thường về Đà Lạt nghỉ mát cùng vua cha.
Phan Ngọc Hạnh