Sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp là thế mạnh của các địa phương vùng Tây Bắc. Việc tận dụng các vùng đất dốc để trồng các cây nông nghiệp ngắn ngày hạn chế tình trạng du canh du cư của các đồng bào dân tộc thiểu số. Để canh tác lâu dài trên những diện tích đất dốc mà vẫn đảm bảo năng suất, người dân phải đầu tư chi phí cho việc mua phân bón, thuốc trừ cỏ, trừ sâu… Việc sản xuất ra phân bón chi phí thấp bằng việc tận dụng các sản phẩm phụ sẵn có tại địa phương hạn chế sử dụng phân bón hóa học vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường liên quan đến cuộc sống của người dân.
Do các hộ gia đình tận dụng các vùng đất dốc, vườn nhà để trồng ngô, chỉ bón phân một lần nên năng suất chưa cao. Chi phí phân bón cho 1 ha ngô khoảng 4 triệu đồng. Cà phê được người dân bón phân trong 4 năm và chia thành nhiều lần trong năm, chi phí phân bón cho 1 ha cà phê trong 4 năm khoảng 30 triệu đồng. Các loại phân bón mà người dân sử dụng gồm: phân chuồng, phân urê và phân NPK có chi phí cao và không thân thiện với môi trường.
Sử dụng phân bón sản xuất từ các phế phẩm nông nghiệp sẽ giúp người dân chủ động tạo ra nguồn phân bón tại chỗ giảm chi phí cho việc mua phân bón hóa học.
Do có điều kiện thuận lợi, địa phương phát triển một số loài cây mang lại giá trị kinh tế cao như: ngô, cà phê. Hàng năm, sản xuất nông nghiệp tại địa phương tạo ra một lượng phế phụ phẩm rất lớn.
Đặc biệt việc trồng ngô tạo ra năng xuất 35 – 40 tạ một ha nên được người dân lựa chọn là cây trồng chủ yếu trên các vùng đất dốc. Sau khi thu hoạch phấn lớn lượng ngô được các hộ bán cả bắp cho nhà máy thu mua trên địa bàn để tách hạt. Nhà máy này được trang bị 2 máy tách hạt, trung bình một ngày tách được khoảng 160 tấn hạt và tạo ra khoảng 35,2 tấn lõi (trung bình trọng lượng lõi chiếm 22% trong lượng bắp ngô).
![]() |
Lõi ngô - phế phẩm nông nghiệp không sử dụng thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm. Chúng ta nên tận dụng nguồn phế thải này để sản xuất phân ủ cung cấp phân bón ngay tại nông hộ. Ảnh do tác giả cung cấp. |
Sau khi tách hạt toàn bộ lượng lõi được chất đống sau nhà máy khi gặp trờ mưa bắt đầu phân hủy tạo ra mùi khó chịu. Một phần ngô sau khi thu hoạch được các hộ giữ lại tự tách hạt để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Sau khi tách hạt, lõi ngô được chất đống ngay sau nhà ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt.
Cà phê được người dân địa phương triển khai trồng từ năm 2008 trồng ngay tại vườn nhà mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân, trung bình mỗi năm thu hoạch 10 – 13 tấn quả trên một ha. Toàn bộ quả cà phê được nhà máy chế biến đến tận địa phương để thu mua, lượng cà phê bị hỏng trong quá trình thu hoạch không được thu mua và chất đống ngay trong vườn.
Người dân tộc Thái có truyền thống ở nhà sàn, các hộ gia đình thường buộc trâu bò dưới sàn hoặc làm chuồng ngay cạnh nhà. Số lượng trâu, bò mỗi hộ trung bình khoảng 3 con tạo ra một lượng phân rất lớn gây ô nhiễm môi trường, sử dụng lượng phân hưu cơ kết hợp ủ với một số phế phụ phẩm nông nghiệp sẽ giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do việc chăn nuôi tạo ra.
Người dân thường sử dụng các loại thuốc trừ sâu, trừ cỏ và phân bón hóa học khi canh tác trên đất dốc. Các chất hóa học tồn dư ngấm vào đất theo dòng nước chảy về các khe suối - nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho người dân vùng núi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cộng đồng. Việc sử dụng phân bón có nguồn gốc hữu cơ sẽ tận dụng được phế phẩm sẵn có tại địa phương giảm thiểu được tác động của nó đến môi trường vừa tạo ra sản phẩm phân bón hiệu quả, hạn chế việc sử dụng các chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường nước.
Việc ủ phân còn tận dụng được các rải thải hữu cơ thải ra từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày làm giảm lượng rác thải ra ngoài môi trường, vì các khu vực nông thôn ở vùng sâu vùng xa không có dịch vụ thu gom rác như các khu vực khác.
Từ ngày 27/2 đến 27/8, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi "Bảo vệ môi trường" dưới dạng bài viết, bài ảnh, video mô tả thực trạng môi trường ô nhiễm không khí, nước...; đề xuất các sáng kiến bảo vệ hoặc nâng cao chất lượng môi trường; các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Với bài dự thi là ảnh, độc giả gửi tối thiểu là 5 bức và tối đa 10 bức. Các bức ảnh cần có chú thích rõ ràng, dễ hiểu, có chú thích về địa danh, bối cảnh chụp. Chiều ngang của ảnh là 480 px. Dung lượng mỗi ảnh không vượt quá 10 MB. Đối với bài dự thi là clip, video, thời lượng tối thiểu 90 giây, thời lượng tối đa 3 phút, dung lượng dưới 100 MB. Bài viết được thể hiện trên Word có độ dài không quá 1.500 từ, ảnh minh họa cho bài viết được gửi riêng, không “dán” vào Word và phải có chú thích rõ ràng cho ảnh. Xem thể lệ cuộc thi chi tiết tại đây. Gửi bài dự thi tại đây |
Nguyễn Thị Hương