![]() |
Thợ săn vùng Alaska. |
Một số cho rằng chính nạn săn bắn bừa bãi của con người đã gây nên thảm họa này. Nhưng R. Dale Guthrie, tại Đại học Alaska ở Fairbanks, lập luận rằng biến đổi khí hậu cùng sự chuyển đổi thực vật từ các đồng cỏ tới lãnh nguyên mới chính là thủ phạm.
"Các con ngựa đã trải qua một quá trình thu nhỏ kích cỡ nhanh chóng trước khi bị tuyệt chủng. Sự thay đổi này trùng hợp với sự biến đổi khí hậu và thay đổi điều kiện môi trường", Guthrie nói.
Ngựa tiến hoá ban đầu ở châu Á rồi vượt qua vùng đất Bering (từng nối liền Alaska và Siberia) để tới Mỹ. Sau khi bị tuyệt chủng, chúng được người Tây Ban Nha đưa trở lại châu Mỹ vào thế kỷ 16.
Guthrie đã phân tích mẫu xương từ 2 con ngựa Alaska và phát hiện thấy những chiếc xương có từ 12.500 năm trước này ngắn hơn 12% so với những con sống cách đây 15.000 năm.
Cho dù nếu các thợ săn có ở Alaska nơi các con ngựa biến mất thì họ cũng không đủ đông để tiêu diệt được tất cả con ngựa, Guthrie lập luận. Sự biến đổi trong thực vật có thể đã làm cạn kiệt nguồn thức ăn của chúng, khiến chúng thu nhỏ kích cỡ và cuối cùng bị tuyệt chủng.
"Những dữ liệu hiện thời chưa đủ chứng tỏ con người là nguyên nhân gây nên nạn diệt vong của ngựa Alaska", Guthrie kết luận.
Minh Thi (theo Reuters)