Chương trình do Hội dinh dưỡng Việt Nam tổ chức dưới sự tài trợ của nhãn hàng ProSure, Abbott, Mỹ.
Ghi nhớ kiến thức từ những trò chơi
Đến chương trình từ rất sớm, bác Dương Văn Bốn (Mê Linh, Hà Nội) nhanh chóng bắt nhịp với không khí sôi động. Cái tuổi 50 và bệnh ung thư Amidan không ngăn được bác Bốn tham gia tất cả các trò chơi đánh gôn, dẫn bóng, sút bóng để tranh cúp ProSure 2012.
Bác cho biết, ngoài ung thư Amidan, năm 2008 bác còn bị ung thư thực quản nhưng bây giờ thấy rất khỏe và thoải mái. Khi đoạt giải ba chung cuộc, bác Bốn hào hứng chia sẻ: "Lúc còn ở bộ đội, tôi hay chơi thể thao và đặc biệt yêu thích đá bóng. Khi bị bệnh, dù sức khỏe giảm sút nhưng tôi vẫn giữ thói quen chạy bộ. Hôm nay, có phần thi sút bóng vào gôn, tôi lại được dịp trổ tài".
Không may mắn có giải thưởng nhưng bác Nguyễn Thu Hiền (65 tuổi) vẫn rất vui. Bác Hiền tự hào cho biết, ở phần tranh cúp ProSure, bác đã nhớ luôn được kiến thức dinh dưỡng trong điều trị ung thư. Ví dụ người tham gia phải nhặt đúng các loại thực phẩm cần cho bệnh nhân ung thư như EPA, thực phẩm giàu đạm, giàu năng lượng, ít béo, giàu vitamin, sau đó vượt qua các chướng ngại vật tượng trưng cho các giai đoạn trong điều trị như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… "Đây thực sự là một sân chơi bổ ích cho bệnh nhân ung thư. Chúng tôi được gặp nhau, cùng động viên nhau nên thấy mình không đơn độc trong cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác này", bác nói.
![]() |
Bác sĩ Minh Hương chia sẻ bí quyết nấu ăn dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tại chương trình. |
Được truyền bí quyết để vượt qua chán ăn
Không chỉ có vận động, chương trình còn cung cấp thực đơn cơ bản cho bệnh nhân ung thư, các món ăn chế biến đơn giản, nhưng ngon miệng, đầy đủ chất và bắt mắt. Các bệnh nhân đã bị cuốn vào chương trình hướng dẫn nấu ăn của Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hương, Phó khoa tia xạ, Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện ung bướu Hà Nội cùng đầu bếp Trần Duy Khánh - giảng viên trường EZ Cooking Class.
Khi món bún riêu cá bắt đầu dậy mùi, cô Trần Thị Vang (Sơn La) cho biết, sau vận động, giờ thấy mùi thơm, cô thấy thật đói và thèm ăn, cảm giác này lâu lắm mới có. Hóa ra chỉ cần chút để ý và sáng tạo, các món ăn bình thường sẽ ngon hơn, không phải lo sợ chứng chán ăn đeo bám nữa.
Lắng nghe và ghi nhớ cách làm các món ăn, bác Hiền bộc bạch, tự làm sữa chua thì tôi cũng có, nhưng nghĩ ra món sữa chua ProSure thì bây giờ mới biết. Món này hay thật, vừa lạ miệng mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Theo giải thích của Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hương, đây là một món ăn nhẹ, khi để lạnh, vị chua trong đó sẽ giúp kích thích vị giác người bệnh, tăng cảm giác ngon miệng cho bệnh nhân đang chán ăn.
Ngoài ra, tại chương trình, Tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam nhấn mạnh, để chiến thắng ung thư, trước hết người bệnh phải vượt qua chứng chán ăn, suy kiệt. bệnh nhân cần được hướng dẫn phương pháp điều trị dinh dưỡng đúng đắn.
Một bữa ăn dành cho bệnh nhân ung thư cần: đầy đủ thành phần dinh dưỡng, giàu năng lượng, tăng cường chất đạm, tăng cường EPA (a-xít béo omega-3 có nhiều trong dầu cá biển như cá trích, cá mòi…), dễ chế biến và hợp khẩu vị. Điều này dẫn đến một số cách thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư như bổ sung 2g EPA mỗi ngày giúp chống lại đáp ứng viêm gây tiêu hao năng lượng của khối u cũng như kích thích cơ thể thèm ăn, uống đủ 1,6 - 2,5 lít nước một ngày, mỗi lần ăn với khối lượng nhỏ nhưng tập trung nhiều năng lượng và chất đạm... Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ mang lại cho bệnh nhân sức khỏe để theo đến cùng phác đồ điều trị, tăng cơ hội sống còn cho bệnh nhân.
Bệnh nhân ung thư có thể cập nhật những kiến thức mới về điều trị và chăm sóc dinh dưỡng tại địa chỉ www.prosure.com.vn. |
Mai Thương