Vương Hảo, cô gái đến từ Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, do đó đã kiện công ty lên ba cấp tòa án với lý do bị sa thải trái luật. Hảo yêu cầu bồi thường 300.000 tệ, (hơn một tỷ đồng).
Vụ kiện thể hiện, năm 2019, Hảo làm việc trong một công ty có lắp đặt hệ thống camera giám sát dày đặc.
Lo lắng việc này khiến cô có nguy cơ vô tình để lộ hình ảnh cá nhân trước những ông chủ toàn là nam giới, Hào mở ô bịt hết tầm nhìn camera quanh mình. Hành vi này diễn ra 18 ngày liên tiếp. Một giám đốc nhân sự đã nhắc nhở cô hai lần về việc không được chặn camera. Phòng nhân sự cũng hai lần gửi thư cảnh cáo bằng văn bản.
Hảo bỏ qua những điều này nên bị sa thải vào tháng 7/2019 vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng".
Ban quản lý công ty cho biết Hảo đã mở ô để tránh bị cấp trên giám sát. Do đó, công ty cho biết không chắc chắn cô có đang làm việc, chơi điện thoại di động hay thực hiện các nhiệm vụ khác không liên quan đến công việc hay không.
Cho rằng bị sa thải trái luật, Hảo kiện công ty lên tòa án thành phố Thâm Quyến, nhưng bị xử thua. Cô kháng cáo song bất thành.
Đầu tháng 7, cấp tòa án cuối cùng là tòa án cấp cao tỉnh Quảng Đông tuyên bác yêu cầu đòi bồi thường của cô.
Tòa án cho biết nỗi lo lắng của Hảo về việc camera giám sát vô tình ghi lại bộ phận sinh dục của cô là dựa trên "suy nghĩ cực đoan" và cô sẽ không gặp "sự cố trang phục" nếu ăn mặc theo tiêu chuẩn thông thường của công ty.
Các thẩm phán đánh giá việc lắp đặt camera giám sát trong doanh nghiệp là điều có thể chấp nhận được.
Những người bình luận trực tuyến ở Trung Quốc phần lớn ủng hộ công ty trong trường hợp này. "Sao không mặc thêm quần áo kín đáo? Rõ ràng là cô ấy đang cố làm phiền công ty", một số người dùng mạng xã hội bình luận về bản án.
Song một số người khác cho rằng camera giám sát dày đặc trong văn phòng cũng khiến nhân viên căng thẳng vì biết theo dõi.
*Tên đương sự đã thay đổi
Hải Thư (Theo Labour News)