![]() |
|
Nghiên cứu mới đây cho rằng có một nguyên nhân sâu xa hơn: dường như các con đực đang bảo hiểm cho ván bài của chúng bằng cách cổ vũ lòng trung thành của con cái và tìm cách cản trở sinh học đối với tình địch.
Tommaso Pizzari tại Đại học Oxford và cộng sự đã nghiên cứu những con gà giò hoang - những con vật được biết đến với hành vi chung chạ khá bừa bãi. Với một con đực, điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh tinh trùng. Nếu ả gà mái yêu thích của nó giao du với nhiều anh chàng, làm sao nó tin được rằng mình có thực sự là bố hay không.
Các nhà nghiên cứu đã gắn cho một nhóm gà mái một thiết bị bằng nhựa có thể ngăn hiện tượng thụ tinh của trứng. Nhóm còn lại không được "bảo vệ" như vậy. Tiếp đó, các nhà khoa học quan sát hành vi của đàn gà trong những ngày sau đó.
Kết quả là bất kể có tinh trùng lọt vào hay không, bản thân việc "đạp mái" đã "kiềm chế đáng kể xu hướng của gà mái giao phối với một anh chàng mới", nhóm khoa học kết luận. Thêm nữa, khi gà mái giao phối lặp lại trong 4 ngày trong điều kiện "mở cửa", số tinh trùng đến đích ít hơn, vì một vài cơ chế tự nhiên trong cơ thể gà đã ngăn đường đi của chúng.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, sau lần "gặp gỡ" đầu tiên, gà trống sẽ đạp mái lần nữa. Hành động này được xem là một mẹo hữu ích trong việc ngăn chặn những con đực khác can thiệp vào nỗ lực của chúng.
Như vậy, việc giao cấu không tinh trùng của con đực thực chất là nhằm để thu phục con cái, và lần "ân ái" tiếp theo mới đạt được mục đích thực sự của chúng - duy trì nòi giống.
T. An (theo LiveScience)