Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh vẩy nến có thể xuất hiện sau nhiễm virus Herpes Simplex (HSV), trong khi các trường hợp mắc bệnh do virus liên quan đến viêm gan siêu vi B và C có tỷ lệ thấp hơn. Nhiều trường hợp nhiễm virus Streptococcus có liên quan tới sự kích hoạt hay làm nặng hơn bệnh vẩy nến.
Mới đây, một số trường hợp nhiễm Human Papilloma Virus (HPV) gây khởi phát bệnh vẩy nến muộn cũng đã được ghi nhận. Nhiễm Chikungunya, HIV/AIDS, nhiễm CMV kéo dài và nhiễm virus Varicella Zoster cũng là những yếu tố gây kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh vẩy nến.
Mối liên quan giữa nhiễm khuẩn làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh được chứng tỏ trong bệnh vẩy nến thể giọt. Nhiều báo cáo chỉ ra tình trạng nặng cấp tính của vẩy nến giọt ở đa số bệnh nhân xuất hiện sau bị nhiễm khuẩn Streptococcus nhóm A. Nhiễm Streptococcus Pyogens cũng gây nên tình trạng tương tự.
Bệnh vẩy nến thể giọt là một dạng cấp tính riêng biệt của bệnh này, thường xảy ra ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên. Sự liên quan giữa bệnh vẩy nến thể giọt và Streptococcus Pyogenes về mặt y khoa đã được công nhận, tuy nhiên, cơ chế chính xác vẫn chưa được rõ ràng.
Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến có thể bị ảnh hưởng bởi Streptococcus và cơ sở gen di truyền. Nhiễm Streptococcus đã được tìm thấy ở nhóm bệnh nhân có gen di truyền. 45% trường hợp vẩy nến giọt, viêm hầu họng và nhiễm trùng hô hấp được ghi nhận.
Những nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng việc liên tục nhiễm Streptococcus, Staphylococcus trên cận lâm sàng không chỉ làm tái phát bệnh vẩy nến giọt cấp tính, mà còn làm bùng phát thể giọt thành thể mảng mãn tính vì có tới 70% bệnh nhân vẩy nến thể giọt tiếp tục phát triển thành bệnh thể mảng mãn tính.
Bên cạnh đó, siêu kháng nguyên và độc tố từ nấm Candida có thể đóng vai trò khác nhau trong việc làm trầm trọng và kéo dài bệnh vẩy nến. 60% bệnh nhân vẩy nến xét nghiệm Candida dương tính so với 20% của nhóm đối chứng trong thử nghiệm ở miệng. 15% người mắc bệnh có kết quả dương tính khi thử nghiệm ở da.
Vai trò của nhóm Malassezia trong vẩy nến vẫn chưa được xác định, nhưng nhiều báo cáo đã kết hợp những nấm men ưa mỡ này với sự phát triển của tổn thương da trong căn bệnh này. Nấm men ưa mỡ Malassezia Furfur có thể làm nặng thêm vẩy nến da đầu nhưng cho chưa rõ liệu những vi sinh vật này có thể khởi đầu sự phát triển của sang thương vẩy nến hay không.
Vẩy nến cũng có thành phần di truyền mạnh. Do đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu phản ứng miễn dịch ở bệnh nhân. Kết quả cho thấy, những bệnh nhân này đáp ứng miễn dịch với cả nấm Malassezia và protein có nguồn gốc từ chúng. Tế bào T phản ứng với nấm đã được phân lập từ tổn thương da và kết quả cho thấy rằng kháng thể kháng nấm đã hiện diện trong huyết thanh lấy từ bệnh nhân vẩy nến, nhưng không hiện diện ở những đối tượng thuộc nhóm đối chứng.
Hệ thống phòng khám chuyên khoa Dr Michaels Psoriasis & Skin Clinic tại 87 Trần Não, quận 2, TP HCM và 114A Mai Hắc Đế, Hà Nội áp dụng phương pháp Dr Michaels sử dụng các loại thảo dược để điều trị vảy nến, viêm da cơ địa và nhiều bệnh da liễu khác. Cơ sở được áp dụng theo tiêu chuẩn, phác đồ tương tự các phòng khám chuyên khoa Dr Michaels tại Australia, châu Âu với nguồn thảo dược được sản xuất, nhập khẩu từ Australia.
Phương pháp Dr Michaels do tiến sĩ, bác sĩ Michaels Tirant (người Australia) phát triển hơn 30 năm qua và được thừa nhận rộng rãi để điều trị vảy nến và nhiều bệnh da liễu khác. Nhiều thử nghiệm lâm sàng cũng như các nghiên cứu đánh giá y học tại nhiều nước châu Âu đã chứng minh giải pháp của tiến sĩ Michaels Tirant đạt hiệu quả cao, an toàn và không có tác dụng phụ. Phương pháp này cũng được đánh giá là an toàn cho trẻ em và phụ nữ có thai.
(Nguồn: drmichaels.vn)