Bệnh viện K sáng 7/5 phát hiện 10 ca nghi nhiễm Covid-19. Ba cơ sở ở Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm), Tam Hiệp và Tân Triều (huyện Thanh Trì) lập tức bị phong tỏa từ 5h30. Hơn 5.000 người gồm cán bộ nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà "nội bất xuất, ngoại bất nhập" trong viện.
Trong 10 ca nghi nhiễm, có 4 bệnh nhân và 6 người nhà. Một người trong số đó từng điều trị một tháng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Kim Chung, Đông Anh). Hai ngày trước đó, viện Nhiệt đới đã bị phong tỏa khi phát hiện mẫu xét nghiệm của nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà dương tính Covid-19.
Bệnh viện K sáng 7/5 phát hiện 10 ca nghi nhiễm Covid-19. Ba cơ sở ở Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm), Tam Hiệp và Tân Triều (huyện Thanh Trì) lập tức bị phong tỏa từ 5h30. Hơn 5.000 người gồm cán bộ nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà "nội bất xuất, ngoại bất nhập" trong viện.
Trong 10 ca nghi nhiễm, có 4 bệnh nhân và 6 người nhà. Một người trong số đó từng điều trị một tháng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Kim Chung, Đông Anh). Hai ngày trước đó, viện Nhiệt đới đã bị phong tỏa khi phát hiện mẫu xét nghiệm của nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà dương tính Covid-19.
Tại cơ sở 3 Tân Triều, barie cứng lẫn dây phong tỏa đặt ở cổng chính trên đường Phùng Hưng và cổng phụ đường Chu Văn An.
Tại cơ sở 3 Tân Triều, barie cứng lẫn dây phong tỏa đặt ở cổng chính trên đường Phùng Hưng và cổng phụ đường Chu Văn An.
Nhiều người đi chăm bệnh nhân không biết tin bệnh viện đã bị phong tỏa, bất ngờ và bối rối khi công an yêu cầu quay ra.
Nhiều người đi chăm bệnh nhân không biết tin bệnh viện đã bị phong tỏa, bất ngờ và bối rối khi công an yêu cầu quay ra.
Đến cổng viện bị yêu cầu quay ra, ông Nguyễn Tích (quê Thanh Hóa) ngồi đợi ngay trên lối lên xuống cầu vượt bộ hành cạnh đó. Bác sĩ hẹn hôm nay lấy máu, nên ông đã nhịn đói từ sáng.
Đến cổng viện bị yêu cầu quay ra, ông Nguyễn Tích (quê Thanh Hóa) ngồi đợi ngay trên lối lên xuống cầu vượt bộ hành cạnh đó. Bác sĩ hẹn hôm nay lấy máu, nên ông đã nhịn đói từ sáng.
Bệnh nhân, người nhà đứng, ngồi la liệt trên cầu vượt bộ hành dẫn sang Bệnh viện K. Trong vòng phong tỏa hiện có khoảng 1.600 bệnh nhân và tương ứng số người nhà đi chăm.
Bệnh nhân, người nhà đứng, ngồi la liệt trên cầu vượt bộ hành dẫn sang Bệnh viện K. Trong vòng phong tỏa hiện có khoảng 1.600 bệnh nhân và tương ứng số người nhà đi chăm.
Sáng nay, bệnh viện thông báo không tiếp nhận bệnh nhân mới cũng như bệnh nhân ngoại trú, trừ trường hợp cấp cứu đặc biệt. Cơ sở điều trị ung thư lớn nhất Hà Nội, tuyến cuối, tiếp nhận hàng nghìn bệnh nhân mỗi ngày, chủ yếu đến từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung.
Sáng nay, bệnh viện thông báo không tiếp nhận bệnh nhân mới cũng như bệnh nhân ngoại trú, trừ trường hợp cấp cứu đặc biệt. Cơ sở điều trị ung thư lớn nhất Hà Nội, tuyến cuối, tiếp nhận hàng nghìn bệnh nhân mỗi ngày, chủ yếu đến từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung.
Gần 10h, những thùng hàng đầu tiên được tiếp tế cho bệnh viện. Chủ tịch TP Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu huyện Thanh Trì đảm bảo đồ dùng, nhu yếu phẩm cho gần 5.000 người gồm nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà trong những ngày phong tỏa.
Gần 10h, những thùng hàng đầu tiên được tiếp tế cho bệnh viện. Chủ tịch TP Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu huyện Thanh Trì đảm bảo đồ dùng, nhu yếu phẩm cho gần 5.000 người gồm nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà trong những ngày phong tỏa.
Phía trong bệnh viện, nhân viên y tế đều được mặc đồ bảo hộ.
Cơ sở 2 Tam Hiệp (Thanh Trì), cách Tân Triều khoảng 4 km cũng đã chăng kín dây cách ly từ sáng nay.
Chủ tịch TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đi kiểm tra công tác phong tỏa tại cơ sở Tân Triều. Ông Chu Ngọc Anh đề nghị Bộ Y tế phải có kế hoạch phân luồng chi tiết trong thời gian phong tỏa. Công an Thanh Trì lập thêm chốt, không cho người ra vào khu vực phong tỏa vì bệnh viện nằm sát nhà dân, nguy cơ lây nhiễm cao.
Tại Hà Nội, Bệnh viện K là cơ sở y tế thứ hai sau Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương bị phong tỏa do phát hiện các ca Covid-19 lưu trú trong khu khám chữa bệnh.
Chủ tịch TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đi kiểm tra công tác phong tỏa tại cơ sở Tân Triều. Ông Chu Ngọc Anh đề nghị Bộ Y tế phải có kế hoạch phân luồng chi tiết trong thời gian phong tỏa. Công an Thanh Trì lập thêm chốt, không cho người ra vào khu vực phong tỏa vì bệnh viện nằm sát nhà dân, nguy cơ lây nhiễm cao.
Tại Hà Nội, Bệnh viện K là cơ sở y tế thứ hai sau Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương bị phong tỏa do phát hiện các ca Covid-19 lưu trú trong khu khám chữa bệnh.
Do phong tỏa sát giờ đi làm, nhiều người dân hiếu kỳ nán lại xem khiến đường Phùng Hưng trước cổng chính Bệnh viện K ùn tắc nhẹ.
Mười ngày dịch bùng phát tính từ 27/4 đến nay, Covid-19 đã lan rộng ra 15 tỉnh thành với 121 ca dương tính. Ngoài hai bệnh viện của Hà Nội, còn 3 cơ sở y tế khác bị phong tỏa hoàn toàn là Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên (Vĩnh Phúc); Bệnh viện Đa khoa Thái Bình (tỉnh Thái Bình) và Bệnh viện Phổi Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn).
Do phong tỏa sát giờ đi làm, nhiều người dân hiếu kỳ nán lại xem khiến đường Phùng Hưng trước cổng chính Bệnh viện K ùn tắc nhẹ.
Mười ngày dịch bùng phát tính từ 27/4 đến nay, Covid-19 đã lan rộng ra 15 tỉnh thành với 121 ca dương tính. Ngoài hai bệnh viện của Hà Nội, còn 3 cơ sở y tế khác bị phong tỏa hoàn toàn là Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên (Vĩnh Phúc); Bệnh viện Đa khoa Thái Bình (tỉnh Thái Bình) và Bệnh viện Phổi Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn).
Phong tỏa Bệnh viện K. Video: Huy Mạnh
Ngọc Thành - Võ Hải