Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được đặt tại số 81 Tân Nhuệ, phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm. Đây là bảo tàng ngoài công lập, thuộc sở hữu của gia đình cố đại tướng.
Bảo tàng được xây dựng theo nguyên mẫu căn nhà 34 Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm, nơi gia đình ông từng sống từ năm 1958, đến năm 1986 trả lại cho nhà nước. Tại ngôi nhà này, gia đình ông nhiều lần được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm. Đặc biệt, tại đây đã diễn ra cuộc họp Bộ Chính trị ngày 6/8/1964 để bàn về sự nghiệp thống nhất đất nước.
Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được đặt tại số 81 Tân Nhuệ, phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm. Đây là bảo tàng ngoài công lập, thuộc sở hữu của gia đình cố đại tướng.
Bảo tàng được xây dựng theo nguyên mẫu căn nhà 34 Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm, nơi gia đình ông từng sống từ năm 1958, đến năm 1986 trả lại cho nhà nước. Tại ngôi nhà này, gia đình ông nhiều lần được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm. Đặc biệt, tại đây đã diễn ra cuộc họp Bộ Chính trị ngày 6/8/1964 để bàn về sự nghiệp thống nhất đất nước.
Bảo tàng có hai tầng, trong đó tầng hai đặt tượng đại tướng ở giữa, xung quanh trưng bày hình ảnh, nội dung tiểu sử và quá trình tham gia cách mạng của ông.
Đại tá Phạm Văn Phi, Giám đốc Bảo tàng, cho biết nơi đây trưng bày 8 chủ đề chính, gồm Quê hương - Cách mạng miền Trung; Việt Bắc; Xây dựng Quân đội; Xây dựng hòa bình ở miền Bắc; Cách mạng miền Nam; Ngày 6/7 (ngày đại tướng Nguyễn Chí Thanh qua đời); Tấm lòng những người ở lại; Gia đình - Hành trình tiếp nối. Ngoài ra còn có các tiểu đề Bình Trị Thiên khói lửa, nông nghiệp, đối ngoại, văn hóa văn nghệ, thể thao, "ông tướng du kích",...
Bảo tàng có hai tầng, trong đó tầng hai đặt tượng đại tướng ở giữa, xung quanh trưng bày hình ảnh, nội dung tiểu sử và quá trình tham gia cách mạng của ông.
Đại tá Phạm Văn Phi, Giám đốc Bảo tàng, cho biết nơi đây trưng bày 8 chủ đề chính, gồm Quê hương - Cách mạng miền Trung; Việt Bắc; Xây dựng Quân đội; Xây dựng hòa bình ở miền Bắc; Cách mạng miền Nam; Ngày 6/7 (ngày đại tướng Nguyễn Chí Thanh qua đời); Tấm lòng những người ở lại; Gia đình - Hành trình tiếp nối. Ngoài ra còn có các tiểu đề Bình Trị Thiên khói lửa, nông nghiệp, đối ngoại, văn hóa văn nghệ, thể thao, "ông tướng du kích",...
Chân dung đại tướng được treo ở tầng một bảo tàng.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1/1/1914 ở thôn Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông nổi tiếng với danh hiệu "Đại tướng làm nông nghiệp", gắn với phong trào, hình mẫu sản xuất như "Gió Đại Phong", "Thi đua Ba Nhất", "Phá xiềng ba sào"... góp phần đưa nông nghiệp, nông thôn và nông dân miền Bắc tiến bước vững chắc.
Đại tướng từng công tác ở nhiều vị trí như Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, Bí thư Xứ uỷ Trung Bộ, Uỷ viên Uỷ ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, được cử vào Tổng bộ Việt Minh; Bí thư Khu uỷ IV; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó bí thư Tổng Quân uỷ; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa I - III; Uỷ viên Bộ Chính trị khoá II, III.
Chân dung đại tướng được treo ở tầng một bảo tàng.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1/1/1914 ở thôn Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông nổi tiếng với danh hiệu "Đại tướng làm nông nghiệp", gắn với phong trào, hình mẫu sản xuất như "Gió Đại Phong", "Thi đua Ba Nhất", "Phá xiềng ba sào"... góp phần đưa nông nghiệp, nông thôn và nông dân miền Bắc tiến bước vững chắc.
Đại tướng từng công tác ở nhiều vị trí như Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, Bí thư Xứ uỷ Trung Bộ, Uỷ viên Uỷ ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, được cử vào Tổng bộ Việt Minh; Bí thư Khu uỷ IV; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó bí thư Tổng Quân uỷ; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa I - III; Uỷ viên Bộ Chính trị khoá II, III.
Bộ sưu tập huân chương, trong đó huân chương Hồ Chí Minh (hàng trên cùng, thứ hai từ trái qua) là bậc cao thứ nhì của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau huân chương Sao vàng. Ngay sau khi đại tướng Nguyễn Chí Thanh qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh truy tặng ông huân chương Hồ Chí Minh hạng nhất. Đây là tấm huân chương Hồ Chí Minh có hạng duy nhất được trao tặng.
Kể từ sau Pháp lệnh số 10 ngày 28/3/1981 của Hội đồng Nhà nước theo Luật Thi đua khen thưởng, huân chương Hồ Chí Minh không còn chia hạng.
Bộ sưu tập huân chương, trong đó huân chương Hồ Chí Minh (hàng trên cùng, thứ hai từ trái qua) là bậc cao thứ nhì của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau huân chương Sao vàng. Ngay sau khi đại tướng Nguyễn Chí Thanh qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh truy tặng ông huân chương Hồ Chí Minh hạng nhất. Đây là tấm huân chương Hồ Chí Minh có hạng duy nhất được trao tặng.
Kể từ sau Pháp lệnh số 10 ngày 28/3/1981 của Hội đồng Nhà nước theo Luật Thi đua khen thưởng, huân chương Hồ Chí Minh không còn chia hạng.
Vật dụng và đồ dùng được đại tướng sử dụng tại chiến trường miền Nam năm 1965-1967.
Áo sơ mi đại tướng dùng năm 1959-1967.
Bảo tàng đang lưu giữ hơn 300 bức ảnh, 220 hiện vật, hơn 150 tài liệu giấy, 23 pho tượng đồng gắn với những dấu mốc quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng của đại tướng.
Áo sơ mi đại tướng dùng năm 1959-1967.
Bảo tàng đang lưu giữ hơn 300 bức ảnh, 220 hiện vật, hơn 150 tài liệu giấy, 23 pho tượng đồng gắn với những dấu mốc quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng của đại tướng.
Góc làm việc của đại tướng tại căn cứ Trung ương Cục Miền Nam ở khu vực rừng Chàng Riệc, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Mô hình lớn bằng 1/3 so với phiên bản gốc, được đặt trên tầng hai.
Góc làm việc của đại tướng tại căn cứ Trung ương Cục Miền Nam ở khu vực rừng Chàng Riệc, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Mô hình lớn bằng 1/3 so với phiên bản gốc, được đặt trên tầng hai.
Không gian tái hiện bên trong căn nhà 34 Lý Nam Đế, được đặt tại tầng một.
Bàn làm việc của đại tướng tại số nhà 34 Lý Nam Đế.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, con trai đại tướng, cho biết bảo tàng được xây với quy mô tối thiểu, kỳ vọng đóng góp nguồn tư liệu quý về lịch sử quân đội và đất nước.
Bàn làm việc của đại tướng tại số nhà 34 Lý Nam Đế.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, con trai đại tướng, cho biết bảo tàng được xây với quy mô tối thiểu, kỳ vọng đóng góp nguồn tư liệu quý về lịch sử quân đội và đất nước.
Chiếc xe đạp Mercier đại tướng sử dụng trong thời gian kháng chiến chống Pháp (1946-1954).
Bảo tàng vẫn đang hoàn thiện, dự kiến mở cửa ngày 1/1/2024 dịp sinh nhật đại tướng.
Ngọc Thành - Việt An