Bến du thuyền tọa lạc bên sông Hàn, đối diện khách sạn Novotel (số 38 đường Bạch Đằng, quận Hải Châu), do Công ty TNHH I.V.C của Phan Văn Anh Vũ đầu tư xây dựng, hoàn thành từ năm 2017. Chưa khai trương thì Vũ bị Bộ Công an bắt giam liên quan đến các vụ án sai phạm đất đai ở Đà Nẵng nên công trình khóa cửa cho đến nay.
Bến du thuyền tọa lạc bên sông Hàn, đối diện khách sạn Novotel (số 38 đường Bạch Đằng, quận Hải Châu), do Công ty TNHH I.V.C của Phan Văn Anh Vũ đầu tư xây dựng, hoàn thành từ năm 2017. Chưa khai trương thì Vũ bị Bộ Công an bắt giam liên quan đến các vụ án sai phạm đất đai ở Đà Nẵng nên công trình khóa cửa cho đến nay.
Bến du thuyền lấn sông với diện tích mặt đất 2.100 m2, diện tích mặt nước 1.900 m2, được cấp phép và xây dựng dưới thời ông Nguyễn Xuân Anh làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Công trình nằm ở vị trí đắc địa, giữa tòa nhà Trung tâm Hành chính Đà Nẵng và trụ sở HĐND thành phố, phía đông giáp sông, phía tây giáp đường Bạch Đằng, phía nam nhìn ra cầu quay sông Hàn, phía bắc giáp với cảng sông Hàn (nơi neo đậu của các tàu du lịch).
Công trình có ba tầng, thiết kế nhiều tiểu cảnh cây xanh. Tuy nhiên, do bỏ hoang lâu ngày, nhiều hạng mục đã xuống cấp.
Bến du thuyền lấn sông với diện tích mặt đất 2.100 m2, diện tích mặt nước 1.900 m2, được cấp phép và xây dựng dưới thời ông Nguyễn Xuân Anh làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Công trình nằm ở vị trí đắc địa, giữa tòa nhà Trung tâm Hành chính Đà Nẵng và trụ sở HĐND thành phố, phía đông giáp sông, phía tây giáp đường Bạch Đằng, phía nam nhìn ra cầu quay sông Hàn, phía bắc giáp với cảng sông Hàn (nơi neo đậu của các tàu du lịch).
Công trình có ba tầng, thiết kế nhiều tiểu cảnh cây xanh. Tuy nhiên, do bỏ hoang lâu ngày, nhiều hạng mục đã xuống cấp.
Ở phía đông ven sông Hàn, các tấm gỗ lát lối đi dạo lên công trình trải qua nhiều đợt bão lũ và nước biển dâng đã bị hư hỏng, bong tróc cả vệt dài. Tương tự nhiều góc khuất khác của công trình chứa đầy rác thải.
Ở phía đông ven sông Hàn, các tấm gỗ lát lối đi dạo lên công trình trải qua nhiều đợt bão lũ và nước biển dâng đã bị hư hỏng, bong tróc cả vệt dài. Tương tự nhiều góc khuất khác của công trình chứa đầy rác thải.
Ở phía bắc bến du thuyền, một tấm kính cường lực phía đường dẫn lên tầng 2 đã bị vỡ. Lối lên bị vẽ bậy, thành nơi vứt rác.
Ở phía bắc bến du thuyền, một tấm kính cường lực phía đường dẫn lên tầng 2 đã bị vỡ. Lối lên bị vẽ bậy, thành nơi vứt rác.
Ngay mặt tiền đường Bạch Đằng, hệ thống thoát nước đã bị hư hỏng, bong tróc, rãnh chứa vòi phun nước đầy rác.
Tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng tháng 7/2018, UBND thành phố đã gửi tờ trình thu hồi nhiều dự án, trong đó có bến du thuyền. Tuy nhiên, khi thông qua nghị quyết thì dự án được đưa ra vì đang trong quá trình điều chỉnh quy hoạch.
Ngay mặt tiền đường Bạch Đằng, hệ thống thoát nước đã bị hư hỏng, bong tróc, rãnh chứa vòi phun nước đầy rác.
Tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng tháng 7/2018, UBND thành phố đã gửi tờ trình thu hồi nhiều dự án, trong đó có bến du thuyền. Tuy nhiên, khi thông qua nghị quyết thì dự án được đưa ra vì đang trong quá trình điều chỉnh quy hoạch.
Một vách tường ở mặt tiền phía tây bong gạch ốp, để lộ ra nhiều đầu dây điện không được bịt lại. Rác thải, nhiều nhất là mẩu thuốc lá bị vứt lại.
Một vách tường ở mặt tiền phía tây bong gạch ốp, để lộ ra nhiều đầu dây điện không được bịt lại. Rác thải, nhiều nhất là mẩu thuốc lá bị vứt lại.
Phía nam công trình chi chít vết vẽ bậy và tập kết rác thải, bốc mùi hôi. Mỗi ngày, khu vực này thu hút các nhóm học sinh đến học nhảy, nhờ không gian thoáng.
Phía nam công trình chi chít vết vẽ bậy và tập kết rác thải, bốc mùi hôi. Mỗi ngày, khu vực này thu hút các nhóm học sinh đến học nhảy, nhờ không gian thoáng.
Bên trong tầng 1 của công trình vắng lặng. Nhiều bàn ghế được mua về chưa từng sử dụng. So với 5 năm trước, khu vực này có nhiều ghế bọc da, bàn giả đá nhưng đã được chuyển đi nơi khác.
Bên trong tầng 1 của công trình vắng lặng. Nhiều bàn ghế được mua về chưa từng sử dụng. So với 5 năm trước, khu vực này có nhiều ghế bọc da, bàn giả đá nhưng đã được chuyển đi nơi khác.
Hàng rào được chủ đầu tư dựng lên tại các lối lên xuống, đặt biển cấm vào và chăng dây thép gai phía trên để bảo vệ tài sản, nhưng do bỏ hoang nên nhiều thanh niên vẫn trèo vào. Một số học sinh sau giờ tan học cũng trèo vào phía trong dạo chơi. Trước đây, công trình có bảo vệ và người chăm sóc cây xanh, nhưng đến nay bỏ hoang.
"Nếu thành phố không có phương án xử lý thì nơi đây vừa mất mỹ quan, vừa tiềm ẩn rủi ro về tệ nạn xã hội", anh Trung, trú quận Sơn Trà, nói.
Hàng rào được chủ đầu tư dựng lên tại các lối lên xuống, đặt biển cấm vào và chăng dây thép gai phía trên để bảo vệ tài sản, nhưng do bỏ hoang nên nhiều thanh niên vẫn trèo vào. Một số học sinh sau giờ tan học cũng trèo vào phía trong dạo chơi. Trước đây, công trình có bảo vệ và người chăm sóc cây xanh, nhưng đến nay bỏ hoang.
"Nếu thành phố không có phương án xử lý thì nơi đây vừa mất mỹ quan, vừa tiềm ẩn rủi ro về tệ nạn xã hội", anh Trung, trú quận Sơn Trà, nói.
Một số người đến khu vực này uống cà phê đã treo lại các ly nhựa, gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường.
Một số người đến khu vực này uống cà phê đã treo lại các ly nhựa, gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường.
Một số điểm trên vỉa hè bố trí hệ thống điện, nhưng chưa hoàn thành. Tuyến đường này vỉa hè rộng, là nơi người dân đi tập thể dục, dạo chơi.
Ngày 18/9/2018, Ban cán sự Đảng UBND TP Đà Nẵng báo cáo Thường trực Thành ủy việc thu hồi dự án công trình nhà hàng và bến du thuyền này, khái toán 100 tỷ đồng, trong đó có phí đền bù nhà đầu tư xây dựng công trình, không bồi thường về đất do là đất thuê trả tiền hàng năm.
Sở Xây dựng đã thống nhất với đề xuất của đơn vị tư vấn giữ lại bến du thuyền để chuyển đổi thành Trung tâm thông tin du lịch. Tuy nhiên, việc thu hồi đến nay chưa thực hiện được.
Một số điểm trên vỉa hè bố trí hệ thống điện, nhưng chưa hoàn thành. Tuyến đường này vỉa hè rộng, là nơi người dân đi tập thể dục, dạo chơi.
Ngày 18/9/2018, Ban cán sự Đảng UBND TP Đà Nẵng báo cáo Thường trực Thành ủy việc thu hồi dự án công trình nhà hàng và bến du thuyền này, khái toán 100 tỷ đồng, trong đó có phí đền bù nhà đầu tư xây dựng công trình, không bồi thường về đất do là đất thuê trả tiền hàng năm.
Sở Xây dựng đã thống nhất với đề xuất của đơn vị tư vấn giữ lại bến du thuyền để chuyển đổi thành Trung tâm thông tin du lịch. Tuy nhiên, việc thu hồi đến nay chưa thực hiện được.
Cảnh nhếch nhác của công trình bến du thuyền, nhìn về tòa nhà Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng phía bên kia đường Bạch Đằng.
Ông Lê Tự Gia Thạnh, Chủ tịch UBND quận Hải Châu, cho biết công trình không thuộc quyền quản lý của quận. Tuy nhiên, để đảm bảo mỹ quan, sắp tới quận sẽ kiểm tra và cho thu gom rác thải.
Cảnh nhếch nhác của công trình bến du thuyền, nhìn về tòa nhà Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng phía bên kia đường Bạch Đằng.
Ông Lê Tự Gia Thạnh, Chủ tịch UBND quận Hải Châu, cho biết công trình không thuộc quyền quản lý của quận. Tuy nhiên, để đảm bảo mỹ quan, sắp tới quận sẽ kiểm tra và cho thu gom rác thải.
Nguyễn Đông