Người nhà cháu Guyển (Phong Thổ, Lai Châu) kể lại, thấy con có các triệu chứng như nôn khan, đại tiện phân đen, tiểu màu đỏ, sau thì không đi tiểu được, gia đình đưa cháu vào Bệnh viện tỉnh Lai Châu. Một ngày sau, cháu được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) điều trị
Cháu Chẻo Nai Guyển khi đang được lọc máu tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: Bệnh viện Nhi TW. |
Tiến sĩ Phạm Văn Thắng, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi cho biết, sau khi được làm các xét nghiệm, bệnh nhi được lọc máu liên tục và kiểm soát huyết động. Sau hơn 10 ngày điều trị tích cực, sức khỏe của cháu Guyển đã khá hơn, hết suy thận, tự đi tiểu được. Hiện cháu Guyển đã được chuyển về bệnh viện tỉnh để tiếp tục theo dõi, phục hồi.
Bác sĩ Thắng cho biết, các trường hợp bị ong đốt nặng rất nguy hiểm vì có thể gây sốc phản vệ, khiến gan, thận tổn thương, thậm chí dẫn đến tử vong. Bởi vậy, khi thấy con bị ong đốt, bố mẹ cần ngay lập tức tách con ra khỏi nơi có ong, tiến hành rửa vết thương để tránh nhiễm trùng, đồng thời theo dõi sát diễn biến ở trẻ. Nếu thấy trẻ li bì, mệt, khó thở... cần đưa đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Minh Thùy