Rắn hổ mang cắn có thể gây chết người. Ảnh minh họa: tinypic |
Bé nhập viện Bạch Mai ngày 9/11, trong tình trạng ngón tay phải bị phù nề, sốt mê man, một phần ngón tay bị hoại tử.
Người nhà cháu bé cho biết đã hút chất độc và dùng dây thun thắt chặt cổ tay để tránh chất độc có thể lan truyền lên phía cánh tay. Ngay sau khi phát hiện bé Quân bị rắn cắn, người nhà đã lùng bắt được con rắn và xác định đó là loại rắn hổ mang.
Sau 4 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của cháu đã có những chuyển biến tốt. Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, người trực tiếp điều trị cho biết, rắn hổ mang là loại rắn rất độc. Khi bị rắn cắn, bệnh nhân có thể bị phù nề, nặng có thể dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng dẫn đến hỏng toàn bộ vùng bị tổn thương, gây tàn phế hoặc có thể dẫn đến tử vong.
Cũng theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi bị rắn cắn, nạn nhân không được tự đi lại, hạn chế vận động vùng bị cắn. Trong trường hợp bị rắn độc như hổ mang, cạp nong, cạp nia... nên nặn hết máu ở phần bị cắn, sau đó băng ép toàn bộ chân hoặc tay vùng bị cắn, không nên trích rạch hoặc châm chọc vào vết cắn. Nạn nhân cần được đưa đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.
Anh Thư