Thực tế, không ít bé gặp "khủng hoảng tuổi lên 3". Nhưng nếu được cha mẹ quan tâm, chia sẻ và uốn nắn kịp thời, bé sẽ dễ dàng vượt qua giai đoạn này để phát huy hết tiềm năng trí não.
Giai đoạn 12-18 tháng tuổi
Bé đã có một vốn từ lên đến khoảng 50 từ. Ba mẹ nên dạy bé những câu giao tiếp đơn giản như thưa gửi, cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, tạm biệt… Bạn hãy giúp bé làm giàu vốn từ vựng bằng cách thường xuyên nói chuyện với bé, chỉ vào các đồ vật xung quanh bé và gọi tên chúng, dạy bé tập đếm khi đi cầu thang, gọi tên các hiện tượng thiên nhiên (mưa, nắng, mặt trời, mây, trăng, sao…).

Khoảng 15 tháng tuổi, đa số các bé sẽ trải qua giai đoạn chỉ thích nói từ "không". Đó là cách bé tự khẳng định mình. Ba mẹ có thể tiết chế bé sử dụng từ này bằng cách không nhắc đến nó mỗi khi nhắc nhở, ngăn cản bé làm điều gì đó. Khi được 18 tháng tuổi, nhiều bé đã biết gọi người lớn mỗi khi muốn đi vệ sinh. Ở lứa tuổi này, trẻ càng thông minh sẽ càng có khả năng đặt được trọn câu như "Mẹ ơi, Bi muốn đi tè" hay "Ba ơi, cho con đi vệ sinh".
Theo nghiên cứu Birch EE năm 2000, trẻ được nuôi ăn với hàm lượng đúng DHA 17mg trên 100Kcal và ARA 34mg trên 100Kcal sẽ có điểm MDI (Điểm phát triển trí tuệ) cao hơn tới 7 điểm so với nhóm trẻ đối chứng (chỉ sử dụng công thức chứa DHA và ARA không theo hàm lượng đúng). Mỗi bé có một cách riêng để tương tác với thế giới xung quanh theo đúng tính cách của mình để qua đó dần bộc lộ cá tính. Cha mẹ hãy tìm hiểu cách bé thường phản ứng (thái độ, tình cảm, biểu hiện) rồi biến đổi môi trường của bé để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn và phát triển tốt hơn. Bởi, bé phải trông cậy hoàn toàn vào ba mẹ để có được cảm giác đó. Tôn trọng tính cách bẩm sinh của bé sẽ giúp bé phát triển tiềm năng một cách trọn vẹn.
Giai đoạn 19 - 23 tháng tuổi
Đây là lúc bé tự thấy mình quan trọng hơn và để thử nghiệm điều đó, bé sẽ đánh, đẩy, cắn, kéo giật… đủ mọi hành động khiến ba mẹ khó chịu và "mất mặt". Cha mẹ đừng phản ứng tiêu cực với những hành động của bé bằng cách đánh bé, như vậy người lớn đã vô tình khiến bé nhận thức rằng đánh đập là một hành vi chấp nhận được. Thay vào đó, phụ huynh hHãy bình tĩnh giải thích cho bé hiểu để phân biệt đúng - sai, được làm - không được làm, nên - không nên... vì bé đã đủ thông minh để hiểu rằng một số đòi hỏi và hành động vô lý của bé sẽ không được ba mẹ đáp ứng.

Giai đoạn này, bé cũng rất thích hỏi "Tại sao?” và có thể khiến ba mẹ phát điên vì "Tại sao?" suốt ngày, thêm một lần nữa ba mẹ cần phải bình tĩnh, giải thích đơn giản và thậm chí hỏi ngược lại bé khi bé hỏi, sự hợp tác của ba mẹ sẽ khuyến khích bé tìm tòi, học hỏi và tự đi tìm câu trả lời cho mình.
Giai đoạn 2 - 3 tuổi
Chạm mốc 2 tuổi, bé đã sử dụng khoảng 200 từ (và vốn từ của bé sẽ liên tục tăng thêm), có khả năng thấu hiểu ngôn ngữ một cách sâu sắc và hiểu được những mối quan hệ cơ bản như lòng yêu thương và sự tin tưởng. Bé bắt đầu có những nỗi sợ của riêng như sợ bác sĩ, sợ tiêm, sợ bóng tối… Ba mẹ không nên làm bé căng thẳng thêm bằng cách buộc bé "không được sợ", chỉ cần giải thích cho bé đúng bản chất của điều bé sợ rồi để bé tự trải nghiệm.
Tính khí "bốc đồng" của bé sẽ dần ổn định hơn khi chạm mốc 3 tuổi, bé biết nhường nhịn, học được cách chia sẻ với bạn bè và hiểu được rằng, đôi lúc cần phải chờ đợi để được làm một điều gì đó. Cùng với sự phát triển gần như hoàn thiện về vận động, các giác quan và hệ miễn dịch, bé đã sẵn sàng để chập chững bước vào giai đoạn tự lập hơn và có nhiều những trải nghiệm cá nhân hơn.

Cha mẹ nào cũng cảm thấy tự hào và muốn được chia sẽ khi bé làm được điều tốt và cần được giải bày, tư vấn khi bé yêu trở nên ương bướng trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3. Bạn hãy là thành viên của Gia Đình Enfa Facebook để có cơ hội chia sẽ và tư vấn giúp nưôi dưỡng bé yêu khoẻ mạnh, thông minh hơn.
Ngoài ra, khi lên 2 hoặc lên 3 tuổi, não trẻ phát triển gần bằng 80% - 85% não của người lớn. Dinh dưỡng cùng với các tác động thông minh như ngôn ngữ thông minh, âm nhạc thông minh và vui chơi thông minh sẽ giúp bé trải nghiệm và phát huy hết tiềm năng học hỏi của mình. Ba mẹ đừng nghĩ bé chưa biết gì mà bỏ lỡ cơ hội đầu tư dinh dưỡng cho bé, nhất là các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển trí não như DHA, ARA trong giai đoạn một đến 3 tuổi này. Khoa học đã chứng minh DHA/ARA là dưỡng chất thiết yếu cho não, giúp kết nối các tế bào thần kinh, hỗ trợ cho quá trình dẫn truyền thông tin hiệu quả. Khả năng tư duy và nhận thức của trẻ sẽ phát triển tối đa và sẵn sàng cho việc học hỏi và đến trường. FAO và WHO đã khuyến nghị hàm lượng DHA hằng ngày cho trẻ trong giai đoạn này là 75mg (tùy theo cận nặng) bên cạnh khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.
Ngọc Bích