Chương trình “Phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh cho người nghèo ở Việt Nam” do Bệnh viện Quốc tế Bumrungrad phối hợp với Tổng lãnh sự quán Thái Lan tại TP HCM, Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP HCM, Hàng không Thai AirAsia và Quỹ Bumrungrad thực hiện. Bé Lê Thanh Thảo là một trong 5 trẻ Việt Nam được chương trình tài trợ hoàn toàn chi phí đi lại và phẫu thuật giữa năm 2016.
Bé Lê Thanh Thảo (8 tháng tuổi) mắc dị tật tim bẩm sinh từ lúc mới chào đời. Êkíp bác sĩ không chỉ mổ lỗ thông tim, mà còn phẫu thuật dị tật sứt môi hở hàm ếch để lấy lại nụ cười cho bé. Tháng 9/2016, êkíp còn bay tới Việt Nam để thăm Thanh Thảo và 4 trẻ khác. Các bệnh nhi đều khỏe mạnh trở lại, trái tim phục hồi và hoạt động bình thường.
Bác sĩ Preecha Laohakunakorn - chuyên gia tim mạch nhi khoa của Bệnh viện Bumrungrad là người chăm sóc cho 5 bệnh nhi trong suốt thời gian phẫu thuật. Ông cho biết, hơn 15.000 trẻ em Việt Nam phải đối mặt với các bất thường bẩm sinh, phổ biến nhất là dị tật tim. Cứ 1.000 trẻ thì có 8 bé mắc loại dị tật này.
Bệnh tim bẩm sinh đe dọa đến tính mạng bệnh nhi. Khoảng 15% trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh không sống quá 18 tuổi ngay cả sau khi đã phẫu thuật.
Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ bị tim bẩm sinh đều phải phẫu thuật. Chỉ có khoảng 25% trường hợp cần mổ tim để làm giảm ảnh hưởng hoặc khắc phục dị tật. Cha mẹ tốt nhất cần tìm hiểu thêm thông tin trước khi quyết định cho con phẫu thuật.
Dị tật tim bẩm sinh xảy ra khi tim và các mạch máu gần tim phát triển không bình thường, trước thời điểm chào đời. Nguyên nhân có thể do di truyền hội chứng Down; mẹ tiểu đường; mẹ mắc bệnh rubella, cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ; mẹ dùng đồ uống có cồn hoặc thuốc trong khi mang thai... Nếu cha mẹ có dị tật tim, thì con cái họ có 3% nguy cơ di truyền.
Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh thường biểu hiện triệu chứng tím tái ra ngoài (da tím, môi tím, móng tím trong miệng); tim đập loạn nhịp; thở dốc hoặc khó thở; mệt mỏi; ăn không ngon; chậm phát triển, chậm tăng cân; mồ hôi đổ quá nhiều; phù chân, bụng và khu vực xung quanh mắt. Một số trẻ lại không biểu hiện gì, tùy mức độ phức tạp của bệnh. Cách xác định chính xác nhất là nghe nhịp tim, chụp X-quang ngực, siêu âm tim, chụp MRI tim, chụp CT scan.
An San
Bác sĩ Preecha Laohakunakorn là chuyên gia tim mạch nhi khoa Bệnh viện Quốc tế Bumrungrad, được Hội đồng Nhi khoa Mỹ và Tiểu bang Nhi khoa Tim Mỹ cấp chứng chỉ hành nghề năm 1997 và 2002. Ông chuyên về rối loạn nhịp tim, ngất và điện sinh lý tim xâm nhập. Năm 1996-2000, ông từng tham gia nhóm công tác về điện sinh lý tim, Đại học Y Nam Carolina (Charleston, bang Nam Carolina, Mỹ). Để đặt hẹn bác sĩ Preecha Laohakunakorn, liên hệ:
Văn phòng Bumrungrad Hà Nội (136G Trấn Vũ, Tây Hồ, Hà Nội): Điện thoại 04 3823 7517 - 04 3715 3717; hotline 0904 468 689 - 0904 880 400; skype: bio_hanoi hoặc email Hanoi@bumrungradreferral.com.
Văn phòng Bumrungrad TP HCM (14-18 Chu Mạnh Trinh, Bến Nghé, quận 1, TP HCM): Điện thoại 08 222 42014 - 08 222 42015; hotline 0906 797 888 - 0933 869 009 - 093 889 6009 - 0913 091 113; skype: bio_hcm hoặc email Saigon@bumrungradreferral.com.