Rạng sáng 27/4, tại khuôn viên sân Hàm Nghi, thành phố Huế đã diễn ra buổi khai mạc Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế 2019. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2019. Trong ảnh là nhóm kỹ thuật viên giúp cho phi công bơm khinh khí cầu.
Rạng sáng 27/4, tại khuôn viên sân Hàm Nghi, thành phố Huế đã diễn ra buổi khai mạc Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế 2019. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2019. Trong ảnh là nhóm kỹ thuật viên giúp cho phi công bơm khinh khí cầu.
Một khinh khí cầu có đường kính trung bình là 22 m, chiều dài 28 m và chứa khoảng 3.000 m3 khí.
Lễ hội năm nay quy tụ 10 khinh khí cầu đến từ 6 quốc gia gồm Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam với nguồn kinh phí tổ chức từ nguồn xã hội hóa. Trong ảnh là các kỹ thuật viên đang thử lửa tạo khí nóng, giai đoạn chuẩn bị để nâng khinh khí cầu.
Lễ hội năm nay quy tụ 10 khinh khí cầu đến từ 6 quốc gia gồm Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam với nguồn kinh phí tổ chức từ nguồn xã hội hóa. Trong ảnh là các kỹ thuật viên đang thử lửa tạo khí nóng, giai đoạn chuẩn bị để nâng khinh khí cầu.
Mỗi khinh khí cầu có 4-8 bình gas. Trong hình là kỹ thuật viên đốt và bơm khí nóng để nâng khinh khí cầu vào sáng 27/4.
Mỗi khinh khí cầu có 4-8 bình gas. Trong hình là kỹ thuật viên đốt và bơm khí nóng để nâng khinh khí cầu vào sáng 27/4.
Một khinh khí cầu dần bay lên khỏi mặt đất với khoang chở 3-4 người.
Du khách nhộn nhịp đứng xem khinh khí cầu bay lên bầu trời thành phố Huế trong ánh bình minh.
Vào tối 27/4, do trời đổ mưa nên thời gian tổ chức bị lùi gần 1 tiếng, bắt đầu vào lúc 18h. Dù vậy, du khách và người dân vẫn đổ về sân Hàm Nghi xem các khinh khí cầu bay lên cao hòa cùng ánh sáng và âm nhạc rộn ràng.
Vào tối 27/4, do trời đổ mưa nên thời gian tổ chức bị lùi gần 1 tiếng, bắt đầu vào lúc 18h. Dù vậy, du khách và người dân vẫn đổ về sân Hàm Nghi xem các khinh khí cầu bay lên cao hòa cùng ánh sáng và âm nhạc rộn ràng.
Du khách có thể trải nghiệm khinh khí cầu bay tự do (giá vé 6,5 triệu đồng một người), khinh khí cầu bay treo (được neo tại chỗ và bay lên xuống ở độ cao 30-50 m trong thời gian 3-5 phút, giá vé 150.000 đồng một người) và khinh khí cầu mini (bay biểu diễn ở sân Hàm Nghi). Hình ảnh các khinh khí cầu bay trên bầu trời Đại nội Huế vào sáng 28/4.
Du khách có thể trải nghiệm khinh khí cầu bay tự do (giá vé 6,5 triệu đồng một người), khinh khí cầu bay treo (được neo tại chỗ và bay lên xuống ở độ cao 30-50 m trong thời gian 3-5 phút, giá vé 150.000 đồng một người) và khinh khí cầu mini (bay biểu diễn ở sân Hàm Nghi). Hình ảnh các khinh khí cầu bay trên bầu trời Đại nội Huế vào sáng 28/4.
Hành trình hướng về cầu Trường Tiền và cầu Phú Xuân sáng 28/4. Các khinh khí cầu này mang đủ hình dáng như trái tim, bạch tuộc hay con gà trống.
Hành trình hướng về cầu Trường Tiền và cầu Phú Xuân sáng 28/4. Các khinh khí cầu này mang đủ hình dáng như trái tim, bạch tuộc hay con gà trống.
Khinh khí cầu khi vận hành bay tự do theo hướng gió, phi công sẽ tính toán để di chuyển trong bán kính 5 km tính từ điểm khởi động, với độ cao dao động 200 - 1.000 m, thời gian bay 40-45 phút.
Khinh khí cầu khi vận hành bay tự do theo hướng gió, phi công sẽ tính toán để di chuyển trong bán kính 5 km tính từ điểm khởi động, với độ cao dao động 200 - 1.000 m, thời gian bay 40-45 phút.
Điểm dừng chân ở phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, cạnh sông Hương. Trong khuôn khổ lễ hội, du khách được giao lưu với các phi công, khám phá nguyên lý hoạt động của khinh khí cầu.
Điểm dừng chân ở phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, cạnh sông Hương. Trong khuôn khổ lễ hội, du khách được giao lưu với các phi công, khám phá nguyên lý hoạt động của khinh khí cầu.
Phi công và du khách kết thúc chuyến đi bên cầu Trường Tiền sáng 28/4.
Huỳnh Phương
Ảnh: Nguyễn Trung Thành
- Huế tổ chức festival nghề truyền thống, TP HCM bắn pháo hoa dịp 30/4
- Những loài hoa khoe sắc trong nắng hạ ở Huế