Đôi đũa thử độc dài khoảng 30 cm làm bằng hợp kim màu bạc, có hai đầu không đồng nhất và nặng hơn đũa thường. Kế bên là ba chiếc chén bạc được cho là của nhà vua và sử dụng cùng đôi đũa.
Ông Tống Cảnh Tiến, Phó chủ tịch xã Xuân Lập, cho hay tương truyền đây là đôi đũa được vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) sử dụng trước mỗi bữa ăn trong suốt thời gian tại vị.
"Không có tài liệu lịch sử ghi chép cụ thể nên chưa rõ cách thức sử dụng đôi đũa quý này cũng như chất liệu và niên đại", ông Tiến nói. Các cao niên trong làng đều khẳng định đôi đũa đã tồn tại ở đền thờ Lê Hoàn cả nghìn năm nay và được người làng Trung Lập coi như báu vật.
Đôi đũa thử độc dài khoảng 30 cm làm bằng hợp kim màu bạc, có hai đầu không đồng nhất và nặng hơn đũa thường. Kế bên là ba chiếc chén bạc được cho là của nhà vua và sử dụng cùng đôi đũa.
Ông Tống Cảnh Tiến, Phó chủ tịch xã Xuân Lập, cho hay tương truyền đây là đôi đũa được vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) sử dụng trước mỗi bữa ăn trong suốt thời gian tại vị.
"Không có tài liệu lịch sử ghi chép cụ thể nên chưa rõ cách thức sử dụng đôi đũa quý này cũng như chất liệu và niên đại", ông Tiến nói. Các cao niên trong làng đều khẳng định đôi đũa đã tồn tại ở đền thờ Lê Hoàn cả nghìn năm nay và được người làng Trung Lập coi như báu vật.
Đôi đũa thử độc được đựng trong ống đồng chạm khắc hình rồng cùng nhiều họa tiết, hoa văn tinh xảo.
Ống đồng có đế hình trụ tròn và nắp đậy. Hàng năm, những vật dụng này chỉ được trưng bày cho người dân chiêm ngưỡng dịp lễ hội đền Lê Hoàn (ngày 7-9/3 âm lịch) rồi lại cất vào kho lưu trữ.
Đôi đũa thử độc được đựng trong ống đồng chạm khắc hình rồng cùng nhiều họa tiết, hoa văn tinh xảo.
Ống đồng có đế hình trụ tròn và nắp đậy. Hàng năm, những vật dụng này chỉ được trưng bày cho người dân chiêm ngưỡng dịp lễ hội đền Lê Hoàn (ngày 7-9/3 âm lịch) rồi lại cất vào kho lưu trữ.
Số chén cổ cũng được đựng trong hộp gỗ màu cánh gián. Do thời gian dài không được sử dụng và vệ sinh nên chén đã xỉn màu.
Số chén cổ cũng được đựng trong hộp gỗ màu cánh gián. Do thời gian dài không được sử dụng và vệ sinh nên chén đã xỉn màu.
Đĩa cổ niên đại hơn 1.000 năm làm bằng đá trắng, dân làng gọi là đĩa ngọc, đường kính gần 0,5 m, được bọc trong vải điều. Đĩa có điểm đặc biệt là có thể phát quang khi rọi đèn vào trong chỗ tối.
Lòng đĩa khắc chìm hai dấu triện cùng dòng chữ Hán: "Giang Nam nhất phiến tuyết, trác khí vạn niên trân", nghĩa là "Tỉnh Giang Nam có phiến đá trắng như tuyết, làm chiếc đĩa vạn năm trân trọng".
Trong cuốn Vua Lê Đại Hành và quê hương Trung Lập (Nhà xuất bản Thanh Hóa ấn hành năm 2013), nhà nghiên cứu Lê Xuân Kỳ và Hoàng Hùng chép: Tương truyền năm Canh Dần niên hiệu Cảnh Thống thứ hai (990), vua Tống sai sứ là Tống Cảo sang phong cho vua Lê hai chữ "đặc tiến" và tặng đĩa ngọc.
Sau này khi vua Ngọa Triều (con trai Lê Hoàn) chết, một thân vương lấy kỷ vật này đựng lễ đem về làng Trung Lập báo tang ở miếu thờ hoàng đế Lê Đại Hành và nó được cất giữ đến ngày nay.
Đĩa cổ niên đại hơn 1.000 năm làm bằng đá trắng, dân làng gọi là đĩa ngọc, đường kính gần 0,5 m, được bọc trong vải điều. Đĩa có điểm đặc biệt là có thể phát quang khi rọi đèn vào trong chỗ tối.
Lòng đĩa khắc chìm hai dấu triện cùng dòng chữ Hán: "Giang Nam nhất phiến tuyết, trác khí vạn niên trân", nghĩa là "Tỉnh Giang Nam có phiến đá trắng như tuyết, làm chiếc đĩa vạn năm trân trọng".
Trong cuốn Vua Lê Đại Hành và quê hương Trung Lập (Nhà xuất bản Thanh Hóa ấn hành năm 2013), nhà nghiên cứu Lê Xuân Kỳ và Hoàng Hùng chép: Tương truyền năm Canh Dần niên hiệu Cảnh Thống thứ hai (990), vua Tống sai sứ là Tống Cảo sang phong cho vua Lê hai chữ "đặc tiến" và tặng đĩa ngọc.
Sau này khi vua Ngọa Triều (con trai Lê Hoàn) chết, một thân vương lấy kỷ vật này đựng lễ đem về làng Trung Lập báo tang ở miếu thờ hoàng đế Lê Đại Hành và nó được cất giữ đến ngày nay.
Dân làng Trung Lập còn cất giữ nhiều cổ vật được cho liên quan cuộc đời, sự nghiệp vua Lê Đại Hành như chóe sứ, bát hương bằng đất sét trắng nung, đôi bát thờ gốm thời Minh và 14 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Dân làng Trung Lập còn cất giữ nhiều cổ vật được cho liên quan cuộc đời, sự nghiệp vua Lê Đại Hành như chóe sứ, bát hương bằng đất sét trắng nung, đôi bát thờ gốm thời Minh và 14 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Chóe sứ hoa văn lam cúc không rõ tồn tại ở đền thờ Lê Hoàn từ bao giờ, nhưng được các nhà nghiên cứu nhận định có từ thời Minh (1368-1644).
Chóe sứ hoa văn lam cúc không rõ tồn tại ở đền thờ Lê Hoàn từ bao giờ, nhưng được các nhà nghiên cứu nhận định có từ thời Minh (1368-1644).
Do được coi như báu vật của làng nên hiện nay số đồ cổ không để ở đền thờ Lê Hoàn như trước mà được UBND xã Xuân Lập bảo quản trong một phòng riêng trên tầng hai ở công sở.
Căn phòng rộng khoảng 15 m2 được thiết kế hai lớp cửa, gia cố thêm những lớp thép chắc chắn, có camera giám sát.
Để mở được cửa phòng cần phải có ba bộ chìa khóa do ba cán bộ được phân công cất giữ. "Mỗi khi cần xem cổ vật phải có mặt của cả ba người. Chìa khóa lớp cửa đầu tiên do cán bộ văn phòng giữ, lớp thứ hai và thứ ba do cán bộ văn hóa cùng lãnh đạo xã quản lý", ông Tiến nói.
Do được coi như báu vật của làng nên hiện nay số đồ cổ không để ở đền thờ Lê Hoàn như trước mà được UBND xã Xuân Lập bảo quản trong một phòng riêng trên tầng hai ở công sở.
Căn phòng rộng khoảng 15 m2 được thiết kế hai lớp cửa, gia cố thêm những lớp thép chắc chắn, có camera giám sát.
Để mở được cửa phòng cần phải có ba bộ chìa khóa do ba cán bộ được phân công cất giữ. "Mỗi khi cần xem cổ vật phải có mặt của cả ba người. Chìa khóa lớp cửa đầu tiên do cán bộ văn phòng giữ, lớp thứ hai và thứ ba do cán bộ văn hóa cùng lãnh đạo xã quản lý", ông Tiến nói.
Số cổ vật được cất giữ trong két sắt lớn có hai ngăn, cao hơn 2 m, rộng 1,5 m, thể tích khoảng 600 lít.
Theo ông Tống Cảnh Tiến, xưa kia số cổ vật được lưu giữ tại đền thờ Lê Hoàn (cách trụ sở UBND xã Xuân Lập hơn một km) và có nhiều lớp cảnh giới, nhưng luôn bị người săn đồ cổ nhòm ngó. Thấy nguy cơ mất an toàn, khoảng 20 năm trước, lãnh đạo xã và người dân bàn nhau mua két sắt để cất giữ hiện vật.
Hồi đầu, chiếc két được giao cho gia đình ông Đỗ Viết Lang ở làng Trung Lập trông coi. Tuy nhiên từ năm 2018, ông Lang tuổi cao, suy giảm trí nhớ nên UBND xã Xuân Lập quyết định đưa về trụ sở xã bảo quản.
Số cổ vật được cất giữ trong két sắt lớn có hai ngăn, cao hơn 2 m, rộng 1,5 m, thể tích khoảng 600 lít.
Theo ông Tống Cảnh Tiến, xưa kia số cổ vật được lưu giữ tại đền thờ Lê Hoàn (cách trụ sở UBND xã Xuân Lập hơn một km) và có nhiều lớp cảnh giới, nhưng luôn bị người săn đồ cổ nhòm ngó. Thấy nguy cơ mất an toàn, khoảng 20 năm trước, lãnh đạo xã và người dân bàn nhau mua két sắt để cất giữ hiện vật.
Hồi đầu, chiếc két được giao cho gia đình ông Đỗ Viết Lang ở làng Trung Lập trông coi. Tuy nhiên từ năm 2018, ông Lang tuổi cao, suy giảm trí nhớ nên UBND xã Xuân Lập quyết định đưa về trụ sở xã bảo quản.
Phải mất gần một giờ, ông Tống Cảnh Tiến mới mở được lớp cửa cuối cùng của két sắt chứa cổ vật. Chiếc két cũ kỹ được cài mật khẩu phức tạp mà chỉ ông Tiến mới biết, chủ tịch xã cũng không được tiết lộ hệ thống bảo mật cuối cùng này.
"Có nhiều lớp bảo mật song chúng tôi vẫn nơm nớp lo sợ cổ vật bị đánh cắp", ông Lê Đình Hải, Chủ tịch xã Xuân Lập, nói. Địa phương đang đề nghị cơ quan chức năng thẩm định niên đại, làm hồ sơ đề nghị công nhận đôi đũa thử độc và chiếc đĩa là bảo vật quốc gia.
Phải mất gần một giờ, ông Tống Cảnh Tiến mới mở được lớp cửa cuối cùng của két sắt chứa cổ vật. Chiếc két cũ kỹ được cài mật khẩu phức tạp mà chỉ ông Tiến mới biết, chủ tịch xã cũng không được tiết lộ hệ thống bảo mật cuối cùng này.
"Có nhiều lớp bảo mật song chúng tôi vẫn nơm nớp lo sợ cổ vật bị đánh cắp", ông Lê Đình Hải, Chủ tịch xã Xuân Lập, nói. Địa phương đang đề nghị cơ quan chức năng thẩm định niên đại, làm hồ sơ đề nghị công nhận đôi đũa thử độc và chiếc đĩa là bảo vật quốc gia.
Hoàng đế Lê Đại Hành (tên húy Lê Hoàn) sinh năm 941 tại làng Trung Lập, thuộc Ái Châu, nay là xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Dưới thời nhà Đinh (968-979), ông giữ chức Thập đạo tướng quân sau khi giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.
Khi triều đình nhà Đinh xảy ra biến loạn, Lê Hoàn lãnh đạo nhân dân đánh tan quân xâm lược nhà Tống và lên ngôi hoàng đế, mở ra triều Tiền Lê (980-1009).
Vua Lê Đại Hành băng hà năm 1005 và được nhân dân lập đền thờ ở quê nhà. Đền thờ được đánh giá là một trong những di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật cổ đẹp, độc đáo bậc nhất xứ Thanh hiện nay. Tháng 12/2018, đền thờ Lê Hoàn được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Hoàng đế Lê Đại Hành (tên húy Lê Hoàn) sinh năm 941 tại làng Trung Lập, thuộc Ái Châu, nay là xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Dưới thời nhà Đinh (968-979), ông giữ chức Thập đạo tướng quân sau khi giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.
Khi triều đình nhà Đinh xảy ra biến loạn, Lê Hoàn lãnh đạo nhân dân đánh tan quân xâm lược nhà Tống và lên ngôi hoàng đế, mở ra triều Tiền Lê (980-1009).
Vua Lê Đại Hành băng hà năm 1005 và được nhân dân lập đền thờ ở quê nhà. Đền thờ được đánh giá là một trong những di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật cổ đẹp, độc đáo bậc nhất xứ Thanh hiện nay. Tháng 12/2018, đền thờ Lê Hoàn được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Lê Hoàng