Núi Van Cà Vãi ở tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện miền núi Sơn Hà bị sạt lở từ năm 2021. Địa phương sau đó đầu tư 3 tỷ đồng để phòng chống, song mùa mưa năm 2023, núi lại sạt, đe dọa tài sản và tính mạng người dân, vùi lấp tuyến đường bên dưới.
Năm 2024, huyện Sơn Hà tiếp tục chi 14 tỷ đồng thi công khẩn cấp công trình chống sạt lở ở núi này. Dự án khởi công ngày 15/7, dự kiến hoàn thành trước 31/10.
Núi Van Cà Vãi ở tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện miền núi Sơn Hà bị sạt lở từ năm 2021. Địa phương sau đó đầu tư 3 tỷ đồng để phòng chống, song mùa mưa năm 2023, núi lại sạt, đe dọa tài sản và tính mạng người dân, vùi lấp tuyến đường bên dưới.
Năm 2024, huyện Sơn Hà tiếp tục chi 14 tỷ đồng thi công khẩn cấp công trình chống sạt lở ở núi này. Dự án khởi công ngày 15/7, dự kiến hoàn thành trước 31/10.
Ông Lê Hồng Anh, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư và Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sơn Hà, nói phương án di dân, bố trí tái định cư từng được tính toán. Tuy nhiên, đa số người dân không muốn dời đi vì nơi ở hiện tại gần với khu vực sản xuất.
Thêm vào đó, tái định cư theo diện di dời sạt lở, mỗi hộ chỉ được 100 m2, không được đền bù về nhà, đất, không có chỗ chăn nuôi. Vì vậy, địa phương quyết định đầu tư 14 tỷ chống sạt lở để đảm bảo an toàn cho 5 hộ dân sống dưới chân núi.
Ông Lê Hồng Anh, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư và Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sơn Hà, nói phương án di dân, bố trí tái định cư từng được tính toán. Tuy nhiên, đa số người dân không muốn dời đi vì nơi ở hiện tại gần với khu vực sản xuất.
Thêm vào đó, tái định cư theo diện di dời sạt lở, mỗi hộ chỉ được 100 m2, không được đền bù về nhà, đất, không có chỗ chăn nuôi. Vì vậy, địa phương quyết định đầu tư 14 tỷ chống sạt lở để đảm bảo an toàn cho 5 hộ dân sống dưới chân núi.
Phương án thi công là giật mái taluy thành 9 cấp, bóc hết lớp đất đá yếu với khoảng 40.000 m3 cho đến khi xuất hiện lớp đất sỏi đá bên trong. Sau đó, các mặt sẽ được đổ bêtông chống thấm nước dày 15 cm.
Phương án thi công là giật mái taluy thành 9 cấp, bóc hết lớp đất đá yếu với khoảng 40.000 m3 cho đến khi xuất hiện lớp đất sỏi đá bên trong. Sau đó, các mặt sẽ được đổ bêtông chống thấm nước dày 15 cm.
Theo chủ đầu tư, qua nhiều lần sạt lở, núi Van Cà Vãi xuất hiện nhiều vết nứt, có vết từ trên mái xuống dưới chân công trình. Trước khi chọn phương án trên, các đơn vị đã khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn và đưa ra nhiều phương án xử lý.
Đến tháng 6 vừa qua, trong buổi kiểm tra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, lãnh đạo Cục Đê điều cho rằng đối với những dự án này chỉ có phương án là "giật cấp" và đào đất với các vị trí sạt lở; đồng thời tăng cường khả năng thoát nước.
Theo chủ đầu tư, qua nhiều lần sạt lở, núi Van Cà Vãi xuất hiện nhiều vết nứt, có vết từ trên mái xuống dưới chân công trình. Trước khi chọn phương án trên, các đơn vị đã khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn và đưa ra nhiều phương án xử lý.
Đến tháng 6 vừa qua, trong buổi kiểm tra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, lãnh đạo Cục Đê điều cho rằng đối với những dự án này chỉ có phương án là "giật cấp" và đào đất với các vị trí sạt lở; đồng thời tăng cường khả năng thoát nước.
Rãnh đỉnh và rảnh biên để thu nước từ đỉnh núi xuống chân.
Công nhân thi công rãnh thu nước. Khi áp dụng phương án này, lượng nước trên đồi sẽ về rãnh thu, không cho thấm nước bề mặt.
Công nhân thi công rãnh thu nước. Khi áp dụng phương án này, lượng nước trên đồi sẽ về rãnh thu, không cho thấm nước bề mặt.
Hạng mục quan trọng là tường chắn rọ đá dưới chân núi dài 106 m, chiếm 70% tổng dự toán.
"Khó khăn nhất là bạt mái taluy, vì đồi dốc rất cao (hơn 50 m) và di chuyển đất đến bãi tạm trữ để có mặt bằng", đại diện chủ đầu tư nói và cho biết hạng mục này khó nhưng chỉ chiếm 30%, hiện đã hoàn thành.
Hạng mục quan trọng là tường chắn rọ đá dưới chân núi dài 106 m, chiếm 70% tổng dự toán.
"Khó khăn nhất là bạt mái taluy, vì đồi dốc rất cao (hơn 50 m) và di chuyển đất đến bãi tạm trữ để có mặt bằng", đại diện chủ đầu tư nói và cho biết hạng mục này khó nhưng chỉ chiếm 30%, hiện đã hoàn thành.
Theo đơn vị thi công, đỉnh núi hiện có trụ điện thuộc đường dây 110 kV, nằm trong bán kính xử lý sạt lở, nhưng chưa có biện pháp di dời.
Theo đơn vị thi công, đỉnh núi hiện có trụ điện thuộc đường dây 110 kV, nằm trong bán kính xử lý sạt lở, nhưng chưa có biện pháp di dời.
Mục tiêu khác của dự án là chống sạt lở cho tuyến đường liên huyện DH 77, một trong những tuyến giao thông trọng yếu của địa phương. Đường này nối xã Sơn Bao, hồ thủy lợi kết hợp thủy điện Nước Trong với trung tâm thị trấn Di Lăng, qua cầu Sông Rin.
Mục tiêu khác của dự án là chống sạt lở cho tuyến đường liên huyện DH 77, một trong những tuyến giao thông trọng yếu của địa phương. Đường này nối xã Sơn Bao, hồ thủy lợi kết hợp thủy điện Nước Trong với trung tâm thị trấn Di Lăng, qua cầu Sông Rin.
Chị Đinh Thị Thẻo, một trong 5 hộ dân dưới chân núi Van Cà Vãi, đứng trong căn bếp sạt lở năm 2023.
"Qua hai lần sạt lở bếp nhà tôi phải lùi dần ra phía trước, vì bếp cũ bị sập. Tôi muốn dời đi nhưng các hộ khác không muốn", chị nói và cho biết sẵn sàng di chuyển sang nơi khác vào mùa mưa lũ trong trường hợp khẩn cấp.
Mùa mưa bão năm nay, các tỉnh phía Bắc xảy ra nhiều vụ sạt lở núi vùi lấp nhà cửa, xe cộ và người đi đường. Gần đây nhất là sạt lở vào sáng qua ở huyện Bắc Quang (Hà Giang), vùi lấp nhà cửa, ôtô, khiến nhiều người bị thương.
Chị Đinh Thị Thẻo, một trong 5 hộ dân dưới chân núi Van Cà Vãi, đứng trong căn bếp sạt lở năm 2023.
"Qua hai lần sạt lở bếp nhà tôi phải lùi dần ra phía trước, vì bếp cũ bị sập. Tôi muốn dời đi nhưng các hộ khác không muốn", chị nói và cho biết sẵn sàng di chuyển sang nơi khác vào mùa mưa lũ trong trường hợp khẩn cấp.
Mùa mưa bão năm nay, các tỉnh phía Bắc xảy ra nhiều vụ sạt lở núi vùi lấp nhà cửa, xe cộ và người đi đường. Gần đây nhất là sạt lở vào sáng qua ở huyện Bắc Quang (Hà Giang), vùi lấp nhà cửa, ôtô, khiến nhiều người bị thương.
Phạm Linh