Trước tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh kèm theo tình trạng quá tải tại các thành phố lớn, xu hướng dịch chuyển ra vùng ven là tất yếu. Nằm cách trung tâm thành phố Yokohama 25km về phía Tây Bắc, Kohoku được xem là khu đô thị sầm uất, ví dụ điển hình về một đô thị hiện đại, năng động nhưng vẫn đậm chất sinh thái, mạng lưới các công viên, cây xanh bao quanh đền chùa và các sườn đồi rộng thoáng...
Tương tự tại Canada, Toronto với 5 triệu dân là một vùng đô thị gồm 5 thành phố, trong đó lõi Toronto chỉ có 2 triệu dân hay Vancouver có 2 triệu dân nhưng được tạo thành từ 10 thành phố độc lập, với lõi Vancouver chỉ khoảng 500.000 dân. Công thức mở rộng của các thành phố này là hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối, giúp rút ngắn khoảng cách giữa trung tâm và các vùng lân cận.
Tại TP HCM, một trong những đô thị lớn nhất cả nước, các mốc hạ tầng mở rộng suốt thời gian qua đã thúc đẩy thị trường bất động sản ở những nơi từng được xem là ngoại thành. Đơn cử, dự án đường Nguyễn Văn Linh, khởi công vào năm 1993, đã biến vùng đất đầm lầy thành khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước, mang tên Phú Mỹ Hưng. Cùng với đó, loạt cầu vượt sông Sài Gòn được xây dựng từ năm 2004 đã tạo đà bứt phá cho bất động sản khu Đông, đặc biệt là Thủ Thiêm.
Tiếp nối đà tăng trưởng, những năm gần đây khu Tây TP HCM, trong đó có Long An nổi lên nhờ tuyến vành đai 3, dự kiến sẽ thông xe vào cuối năm 2025. Tuyến đường này không chỉ thúc đẩy giao thương mà còn trở thành bệ phóng cho thị trường bất động sản với trên dưới 10 dự án lớn hình thành dọc theo hành lang hạ tầng này.

LA Home sở hữu vị trí vàng khi là điểm kết nối hạ tầng trọng điểm trong khu vực. Ảnh: Prodezi
Theo các chuyên gia, sự phát triển của hạ tầng giao thông là yếu tố nâng tầm vị thế khu vực. Đơn cử, Long An - địa phương hướng tới mục tiêu trở thành đô thị loại I đang là điểm giao thoa của các tuyến giao thông huyết mạch giúp rút ngắn thời gian kết nối TP HCM với khu vực và các khu công nghiệp trọng điểm.
Trong đó, Bến Lức sở hữu vị trí cửa ngõ khu Tây TP HCM cùng định hướng phát triển thành trọng điểm công nghiệp, thương mại và dịch vụ tổng hợp. Nơi đây đã hình thành hệ thống hạ tầng khung, đáng chú ý là các tuyến giao thông như vành đai 3, đại lộ Lương Hòa - Bình Chánh, cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc TP HCM - Trung Lương, DT830...
Với lợi thế đầu tư triển khai đại lộ Lương Hòa – Bình Chánh và khu công nghiệp sinh thái Prodezi, chủ đầu tư Prodezi phát triển mô hình khu đô thị công nghiệp sinh thái tích hợp cùng hạ tầng hoàn chỉnh đã tạo nên được sức hút cho khu đô thị sinh thái LA Home.

Đại lộ Lương Hòa Bình Chánh lộ giới 60m giúp kết nối LA Home đến TP HCM chỉ từ 5 phút. Ảnh: Prodezi
Với lộ giới lên đến 60 m tương đương 12 làn xe, đại lộ Lương Hòa - Bình Chánh có khả năng kết nối LA Home với TP HCM trong vòng 5 phút di chuyển. Với tuyến đường này, LA Home sẽ là nơi an cư phù hợp cho những lao động làm việc tại TP HCM nhưng mong muốn sở hữu không gian sống sinh thái, hòa mình với thiên nhiên. Dự án đã bước vào giai đoạn hoàn thiện, với mục tiêu thông xe vào cuối quý IV.
Khu công nghiệp sinh thái Prodezi với quy mô 400 ha được quy hoạch bài bản, sử dụng năng lượng sạch, thân thiện môi trường và phát triển cộng đồng bền vững. Chủ đầu tư cho biết, dự án có tiềm năng lấp đầy nhờ hội đủ các tiêu chí thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là dòng vốn FDI quan tâm đến phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới mục tiêu Net Zero 2050. Bên cạnh đó, với lực lượng lớn chuyên gia và người lao động làm việc, khu công nghiệp sẽ tạo nên nhu cầu cư trú và dịch vụ tại chỗ cho cộng đồng dân cư liền kề.
Song Anh