Bình Phước thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thế mạnh về công nghiệp khi sở hữu 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.686 ha, trong đó 8 khu công nghiệp đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động. Nhiều cụm công nghiệp cũng được quy hoạch, triển khai xây dựng và đi vào hoạt động như những vệ tinh phụ trợ cho các khu công nghiệp.
Bình Phước cũng là cửa ngõ, đồng thời là cầu nối giúp kết nối TP HCM, Bình Dương với các tỉnh Tây Nguyên, Lào và Campuchia thông qua QL 13, QL 14, cửa khẩu quốc tế Hoa Lư...
Đặc biệt, về cơ sở hạ tầng, các dự án đường xá giao thông liên tục được đầu tư mở rộng, mang đến cơ hội đổi mới.
Hàng loạt dự án giao thông quan trọng đã và đang được triển khai tại Bình Phước như: tuyến đường Bình Phước - Tân Vạn xuyên suốt các khu công nghiệp với cảng biển Thị Vải - Cái Mép và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; đường cao tốc TP HCM - Chơn Thành - Ðắk Nông, Ðồng Phú - Bình Dương; dự án đường sắt Dĩ An - Hoa Lư; quốc lộ 14 C kết nối Ðắk Nông với Bình Phước, Tây Ninh, Long An; Dự án ĐT 741 mở rộng; Cảng cạn Hoa Lư; Cầu kết nối Đồng Nai...
Theo nhiều chuyên gia, tuy Bình Phước có xuất phát điểm chưa bằng so với các tỉnh lân cận, song với những thay đổi tích cực trên mọi mặt từ cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông, cơ chế chính sách... đã đánh thức tiềm năng phát triển của Bình Phước trong những năm qua.
Năm 2021, dự án đường Vành Đai được phê duyệt sẽ đem đến lợi thế không nhỏ cho Bình Phước. Tuyến đường Hồ Chí Minh sau khi hoàn thành giúp nối thông Bình Phước với các tỉnh trọng điểm khác như Tây Nguyên, các tỉnh Đông Nam Bộ. Đây là bước tiến lớn không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển mà còn mở ra sự phát triển lớn cho giao thương buôn bán, nâng cấp kinh tế - xã hội.
Đất thành phố, giá 'nông thôn'
Để bức phá, tỉnh Bình Phước đã đưa ra những thay đổi trong cơ chế khuyến khích đầu tư để thu hút nguồn vốn. Các nhà đầu tư được hưởng chính sách ưu đãi có cơ hội được miễn thuế, hỗ trợ quảng cáo, xúc tiến thương mại, thuê đất giá rẻ... Các chính sách thông thoáng và thuận lợi của tỉnh cũng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có ý định rót vốn vào khu vực này.
Năm 2018 được xem là bước ngoặc phát triển của tỉnh Bình Phước khi thị xã Đồng Xoài chính thức lên thành phố Đồng Xoài. Cũng trong năm 2018 tỉnh đã tổ chức thành công hội nghị xúc tiến đầu tư thu hút được hơn 1,13 tỷ USD đầu tư vào 24 dự án mới.
Đến năm 2020, làn sóng đầu tư vào Bình Phước vẫn tiếp tục tăng mạnh, nhờ tỉnh liên tục cải thiện chính sách thu hút đầu tư, làm tốt công tác phòng, chống dịch và cung ứng đủ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
Tại hội nghị xúc tiến đầu tư tổ chức cuối năm 2020 vừa qua, UBND tỉnh Bình Phước đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 35 DN thực hiện 46 dự án đã và đang đầu tư trên địa bàn với tổng vốn đăng ký tương đương 2 tỷ USD.
So với các thành phố công nghiệp sầm uất, thành phố Đồng Xoài còn nhiều tiềm năng vẫn chưa được khai phá hết. Bức tranh đô thị đang dần hoàn thiện mở ra nhiều cơ hội đầu tư.
Đồng Xoài được xem là trường hợp hiếm khi nằm lân cận TP HCM nhưng nhiều khu vực trung tâm thành phố có giá từ 6 triệu /m2.
Mức giá hấp dẫn, lại được hưởng lợi từ sự phát triển vượt bậc về kinh tế đặc biệt là công nghiệp, sự phát triển cơ sở hạ tầng... đã tạo nên sức hút cho thị trường địa ốc Đồng Xoài. Từ 2017 đến nay thị trường bất động sản Đồng Xoài nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung thu hút đông đảo các nhà đầu tư lớn đến đầu tư.
Phong Vân