Mô hình nghiên cứu của Barclays chia các nhà đầu tư Bitcoin tiềm năng thành 3 nhóm: nhạy cảm, nhiễm bệnh và miễn dịch. Theo đó, khi giá tăng, nhóm “nhiễm bệnh” lây lan điều này qua hình thức “truyền miệng”.
Chuyên gia Joseph Abate, người đứng đầu nhóm nghiên cứu mô tả khái quát rằng, đến khi càng nhiều người giữ tiền ảo thì số người có nhu cầu bán tăng. Khi ấy, số người có nhu cầu mua giảm và giá Bitcoin sẽ dần đi ngang.
Dần dần, các cú sốc ngẫu nhiên khiến số người bán ngày càng nhiều hơn người mua. Do đó, Bitcoin sẽ lao dốc, thôi thúc người ta bán đầu cơ, khi giá được dự báo sẽ tiếp tục giảm.
Điều này cũng tương tự sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm như dịch cúm. Khi đã chạm đến ngưỡng đề kháng - điểm là tại đó một phần quần thể trở nên miễn dịch - thì khi ấy không xuất hiện thêm được truyền nhiễm thứ cấp.
Áp dụng quy luật dịch cúm, theo các chuyên gia Barclays, các biến số quyết định khi nào thì Bitcoin từ tăng giá đảo chiều thành giảm giá là khi tỷ lệ số người biết về tiền mã hóa áp đảo số người sẵn sàng đầu tư, tức nhóm "nhiễm bệnh".
Bằng chứng một số cuộc khảo sát ở các nền kinh tế phát triển đã cho biết, số người biết Bitcoin rất phổ biến nhưng số người nói muốn đầu tư, tức nhóm "nhiễm bệnh" khá nhỏ.
“Chúng tôi tin rằng giai đoạn đỉnh điểm của đầu tư tiền ảo đã qua,” nhà phân tích viết.
Phiên An (theo Bloomberg)