Hai năm nay, từ khi sinh con, rồi dịch bệnh diễn biến phức tạp, chị Vân (Hà Nội) không thể về thăm quê Vĩnh Phúc thăm bố mẹ thường xuyên như trước. Hai vợ chồng chị bàn nhau lắp Internet cho căn nhà ở quê, đồng thời sắm cho bà ngoại một chiếc smartphone để bà lên mạng cho đỡ buồn, thỉnh thoảng gọi video để ông bà được thấy cháu. Tiện lợi thấy rõ, nhưng cũng từ đó có thêm nhiều rắc rối phát sinh.
"Có lần tôi bị người họ hàng gọi điện trách móc, sao để mẹ khó khăn đến mức phải đi vay tiền. Hỏi ra mới biết tài khoản Facebook của bà bị hack, nhưng may mắn họ hàng báo tôi biết nên chưa thiệt hại gì nhiều", chị kể.
Chưa đầy hai năm, chị Vân đã phải ba lần lập Facebook mới cho mẹ mình vì bà bị hack mất tài khoản. Dù đã kiên trì giảng giải, nhưng nhiều lúc chị cũng "bất lực" vì mẹ già quá tin người. "Mẹ tôi ở ngoài là người sành sỏi, thế nhưng lên mạng không hiểu sao ai nói gì cũng tin", chị nói.
Trường hợp tương tự cũng xảy ra với gia đình anh Minh Quân (TP HCM) sau khi tặng cho bố một chiếc smartphone. "Ba ngày sau khi dùng chiếc điện thoại mới, bố tôi gọi cho tôi với giọng hốt hoảng, nói điện thoại bị nhiễm virus. Tôi phải nhờ đứa em hàng xóm qua kiểm tra giúp, thì ra đó là quảng cáo của phần diệt virus điện thoại", anh Quân kể.
Sau đó cứ vài ngày, bố anh Quân lại nhắn tin nói có phần mềm này, phần mềm kia và hỏi có nên cài hay không. Những lần đầu anh cũng ân cần giảng giải nhưng sau bị hỏi nhiều quá nên anh lờ đi. Một lần về thăm nhà, mở điện thoại của bố, anh tá hỏa vì chiếc smartphone đời mới chạy chậm rì. Trên máy cài hơn chục phần mềm rác và cả những phần mềm lừa đảo.
Người lớn tuổi thường tìm đến con cháu đầu tiên khi cần hỗ trợ về công nghệ
Người trung niên và cao tuổi tại Việt Nam ngày càng tiếp xúc nhiều với internet và mạng xã hội. Thống kê của We are Social, từ năm 2019 đến 2021, tỷ lệ người dùng mạng xã hội ở độ tuổi 45 trở lên tăng từ 11,1% lên 15,5%. Smartphone và Internet ngày càng rẻ, kéo theo lớp người lớn tuổi lần đầu dùng điện thoại thông minh và Internet tăng lên. Họ cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của các trò lừa trên mạng.
Theo ông Yotam Gutman, đến từ tổ chức bảo mật SentinelOne, tin tặc thường nhắm đến người cao tuổi vì đây là những người ít kinh nghiệm và thiếu kỹ năng trong việc sử dụng công nghệ. Cao niên cũng là những người ít có nhận thức rõ về những mối đe dọa trên mạng, hoặc có nhưng không đủ khả năng chống lại.
Khảo sát của trang The Conversation chỉ ra, có khoảng 44% người lớn tuổi sẽ tìm đến con cái đầu tiên, 23% coi con cái là lựa chọn thứ hai khi cần hỗ trợ về công nghệ. Tuy nhiên trang này cũng chỉ ra một thực tế là không phải lúc nào người già tìm đến con cái, họ cũng được hướng dẫn, hỗ trợ một cách thân thiện, thấu đáo.
Cách bảo vệ cha mẹ già trên thế giới mạng
"Đừng cáu gắt khi hướng dẫn bố mẹ dùng điện thoại, hãy nhớ khi họ dạy bạn cầm đũa, họ đã vất vả thế nào..." là câu nói được nhiều người hưởng ứng khi nói về việc con cái hướng dẫn cha mẹ tiếp cận công nghệ. Mở rộng ra, con cái không chỉ cần hướng dẫn tận tình, mà còn phải bảo vệ cha mẹ trên thế giới mạng, như ngày xưa cha mẹ đã bảo vệ mình khỏi những nguy hiểm của thế giới thực.
Tuy nhiên với áp lực công việc và cuộc sống bận rộn hiện tại, nhiều người đã không đủ thời gian và kiên nhẫn dành cho bố mẹ. Người lớn tuổi cũng thường có tâm lý dễ tự ái, ngại nhờ vả con cái. Từ đó dễ dẫn đến những hậu quả khó lường khi để bố mẹ tiếp cận với thế giới mạng.
Trong trường hợp này, các gia đình có thể tìm đến cách tiếp cận khác, đó là sự hỗ trợ của các giải pháp bảo mật tự động để bảo vệ người lớn tuổi khi dùng Internet.
Song song với việc nâng cao nhận thức của người cao tuổi về an toàn trên mạng, chúng ta có thể chủ động tạo cho họ một môi trường an toàn, bằng cách chặn các nguy cơ ngay từ đường truyền Internet của gia đình, như giải pháp F-Safe của FPT Telecom.
Giải pháp bảo mật F-Safe của FPT Telecom là một trong những phương pháp được nhiều gia đình hiện nay sử dụng vì sự an toàn, đơn giản và tiết kiệm chi phí. F-Safe được tích hợp trên modem Wifi, có khả năng bảo vệ toàn bộ thiết bị kết nối Internet, thông tin, dữ liệu cá nhân và đảm bảo online an toàn... cho mọi thành viên trong gia đình mà không cần bất kỳ thao tác cài đặt nào từ người dùng.
Theo đại diện FPT Telecom, F-safe có thể chặn virus, mã độc, botnet, chặn các website theo dõi, thu thập dữ liệu hành vi lướt web của người dùng và tự động chặn các đường dẫn (link), website được đánh giá không an toàn. Chức năng này đảm bảo thông tin, dữ liệu cá nhân trong thiết bị không bị đánh cắp, phá huỷ và bảo vệ quyền riêng tư của người dùng trên mạng. Bạn có thể theo dõi danh sách các đường dẫn, website bị chặn; chủ động chặn thêm hoặc bỏ chặn các website hoặc bỏ chặn theo thiết bị mà bạn mong muốn.
Ngoài ra, F-safe còn cho phép người dùng cài đặt lọc nội dung và thiết lập thời gian truy cập, thời gian nghỉ cho từng thiết bị sử dụng Internet, giúp bạn có thể đảm bảo thời gian online phù hợp và nội dung an toàn cho con trẻ hoặc người lớn tuổi khi sử dụng Internet trong gia đình.
Thế Đan
F-Safe là tên gọi của tính năng bảo mật chỉ có trên Internet FPT, có khả năng bảo vệ toàn bộ thiết bị kết nối Internet, thông tin, dữ liệu cá nhân và đảm bảo online an toàn... cho mọi thành viên trong gia đình, tự động bảo vệ và không cần cài đặt.
Từ ngày 1/7, khi đăng ký Internet FPT hoặc combo Internet và Truyền hình FPT với các gói Super 80, Super 100, Super 150 có triển khai modem Internet Hub AC1000C-V2 hoặc modem GPON AC1000F, khách hàng sẽ được miễn phí 2 tháng dịch vụ F-Safe.
Sau thời gian ưu đãi, cước phí sẽ tính theo giá 10.000 đồng/ tháng (chưa bao gồm VAT).
Chi tiết liên hệ Tổng đài FPT Telecom: 1900 6600