Vị trí tâm bão vào khoảng 13,3 - 14,3 độ Vĩ Bắc, 112,2 - 113,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía bắc quần đảo Trường Sa. Tâm bão cách thành phố Quy Nhơn gần 300 km, cách Nha Trang khoảng 320 km về phía Đông Nam và tỉnh Quảng Ngãi chừng 330 km về phía Đông Nam. Các tỉnh này hiện đang có mưa rào và gió mạnh hơn hôm qua. Còn TP HCM và các tỉnh phía Nam mưa lớn và dông, gió giật bất chợt từ khoảng 21h hôm qua tới nay. Dông và gió khá mạnh.
![]() |
Bão số 9 gây thiệt hại nặng cho không ít nhà dân khu vực ven biển. Ảnh: An Nhơn. |
Riêng tỉnh ĐăkLăk có mưa vừa và mưa to trên diện rộng, lượng mưa phổ biến từ 100 mm đến 150 mm. Các vùng có mưa mưa lớn là huyện Kưm Nga, KrongBuc, EaSup, EAHLeo. Mưa gây ngập ngập 2 xã là Ia Rve và Ja Lốp, huyện EASup. Huyện đã tổ chức di dời 29 hộ dân ra khỏi vùng ngập.
Theo bà Lê Thị Xuân Lan, Phó phòng Dự báo, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, hoàn lưu bão kết hợp gió mùa Tây Nam sẽ khiến các tỉnh khu vực từ Trung Trung bộ đến Nam Bộ và Tây Nam bộ sẽ mưa, dông nguy hiểm trong ít nhất 48 giờ nữa. Vùng ven đồi núi, sông, suối nhỏ ở tỉnh Bình Phước, Đồng Nai cần đề phòng lũ quét, lũ ống. Mực nước thượng nguồn sông Đồng Nai tiếp tục lên nhanh.
Tin từ Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, trong 24 giờ tới, bão vẫn di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ 5-10 km và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển phía nam Quần đảo Hoàng Sa và ngoài khơi các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hoà. Sức gió mạnh nhất gần tâm bão cấp 8, giật trên cấp 8.
Vùng ảnh hưởng của bão được xác định là Nam vịnh Bắc bộ, từ Hà Tĩnh đến Ninh Thuận và giữa biển Đông.
Dự báo, rạng sáng ngày 5/8, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 14,9 độ vĩ bắc; 112,0 độ kinh đông, bán kính gió mạnh trên cấp 6, tính từ tâm bão khoảng 200 km. Trong vòng 48 giờ tới, bão ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển Quần đảo Hoàng Sa và ngoài khơi các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi. Tâm bão vẫn có gió mạnh cấp 8, giật trên cấp 8, biển động mạnh.
Sẵn sàng chống bão
Rạng sáng nay, Quảng Ngãi bắt đầu có mưa lớn, gió cấp 3-4. Ông Phan Văn Ơn, Phó Ban thường trực Chi cục phòng chống lụt bão, cho biết, hiện tỉnh này có một số tàu bị hỏng bánh lái ở Trường Sa, không thiệt hại nhiều, đang được đưa vào bờ. Còn hầu hết các ghe, tàu ngoài khơi nhận tin thường xuyên về bão và đều đã tìm nơi trú tránh.
"Chủ các tàu, thuyền không còn lần lữa mà biết sợ, lo phòng chống hơn những trận bão trước. Người dân trong tỉnh cũng thường xuyên theo dõi thông tin diễn biến bão trên báo, đài để chủ động tự bảo vệ mình", ông Ơn, cho biết.
Chi cục phòng chống lụt bão tỉnh Bình Định gửi 2 công điện tới các địa phương và sở, ngành liên quan, yêu cầu sẵn sàng đối phó nếu bão đổ bộ. Hiện toàn bộ số tàu thuyền của tỉnh đánh bắt ở ngư trường phía Nam đều cập bờ hoặc tìm chỗ trú ẩn an toàn. Bình Định cũng lên danh sách các hộ dân thuộc vùng nguy hiểm để di dời khi cần thiết.
Tỉnh Khánh Hòa cũng sẵn sàng huy động lực lượng 613 người, cùng 31 tàu, xuồng, ô tô thường trực, cơ động phòng chống bão. Tỉnh này có 242 tàu, với 1.809 ngư dân đang hoạt động xa bờ ở các tỉnh phía Nam, gồm Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Khánh Hòa. Trong đó, có 2 tàu, với 18 ngư dân đã neo đậu ở Khánh Hòa.
Huyện Cần Giờ, TP HCM, triển khai tới các xã, thị trấn những phương án đối ứng nếu bão ảnh hưởng trực tiếp. Các đồn biên phòng và trạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản huyện được giao nhiệm vụ trực tiếp theo dõi và liên lạc với phương tiện đánh bắt xa bờ. Hiện những phương tiện đánh bắt xa bờ của Cần Giờ đã đậu bến an toàn. Còn trên 1.600 phương tiện hoạt động trong những ngư trường ven sông, ven biển, vẫn hoạt động bình thường, vì đi về trong ngày. Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão huyện đã lên danh sách những nhà ở lụp xụp, để di dời ngay trong trường hợp khẩn cấp.
Nhóm phóng viên