The Intan là bảo tàng nhỏ nhất tại Singapore với diện tích hơn 100 m2, nằm ở số 69 Joo Chiat - khu vực được đặt theo tên của một địa chủ Trung Quốc giàu có vào đầu thế kỷ XX.
Bảo tàng là nơi trưng bày bộ sưu tập đồ cổ phản ánh rõ nét nhất về văn hóa của người Peranakan. Trong tiếng Malaysia, Peranakan có nghĩa là "con lai", hậu duệ của người Trung Quốc di cư và kết hôn người Malaysia bản địa. Intan có nghĩa là "kim cương cắt hoa hồng", một loại cắt kim cương phổ biến trên thế giới.
The Intan là bảo tàng nhỏ nhất tại Singapore với diện tích hơn 100 m2, nằm ở số 69 Joo Chiat - khu vực được đặt theo tên của một địa chủ Trung Quốc giàu có vào đầu thế kỷ XX.
Bảo tàng là nơi trưng bày bộ sưu tập đồ cổ phản ánh rõ nét nhất về văn hóa của người Peranakan. Trong tiếng Malaysia, Peranakan có nghĩa là "con lai", hậu duệ của người Trung Quốc di cư và kết hôn người Malaysia bản địa. Intan có nghĩa là "kim cương cắt hoa hồng", một loại cắt kim cương phổ biến trên thế giới.
Bảo tàng tư nhân này là một ngôi nhà riêng gồm một tầng và gác lửng. Mặt tiền ngôi nhà rộng khoảng 4-5 m nhưng chủ nhà Alvin Yapp, 53 tuổi, cố tình xây cửa ra vào hẹp theo phong thủy. Alvin giải thích theo quan niệm của người Trung Quốc, cửa nhà nhỏ phía sau nở hậu là tốt, mang theo mong muốn tiền của được hút nhiều vào trong nhà và thoát ra ít (vì cửa ra nhỏ).
Bảo tàng tư nhân này là một ngôi nhà riêng gồm một tầng và gác lửng. Mặt tiền ngôi nhà rộng khoảng 4-5 m nhưng chủ nhà Alvin Yapp, 53 tuổi, cố tình xây cửa ra vào hẹp theo phong thủy. Alvin giải thích theo quan niệm của người Trung Quốc, cửa nhà nhỏ phía sau nở hậu là tốt, mang theo mong muốn tiền của được hút nhiều vào trong nhà và thoát ra ít (vì cửa ra nhỏ).
Alvin Yapp mua ngôi nhà này cách đây 20 năm và bắt đầu sở thích sưu tầm các món đồ của người Peranakan. Ban đầu, anh đi khắp các nơi ở Singapore, tới các khu chợ địa phương để thu mua. Dần dần, mọi người biết đến anh và chủ động liên lạc khi có đồ muốn bán. Hiện tại, bảo tàng có khoảng 5.000 cổ vật của người Peranakan.
Ngôi nhà là sự kết hợp hài hòa giữa hai lối kiến trúc Trung Quốc - Malaysia. Khách tham quan có thể nhận ra những hoa văn, món đồ thờ cúng quen thuộc đậm chất Á Đông ở gian phòng thờ được đặt ngay bên trái khi đi qua cửa bảo tàng.
Alvin Yapp mua ngôi nhà này cách đây 20 năm và bắt đầu sở thích sưu tầm các món đồ của người Peranakan. Ban đầu, anh đi khắp các nơi ở Singapore, tới các khu chợ địa phương để thu mua. Dần dần, mọi người biết đến anh và chủ động liên lạc khi có đồ muốn bán. Hiện tại, bảo tàng có khoảng 5.000 cổ vật của người Peranakan.
Ngôi nhà là sự kết hợp hài hòa giữa hai lối kiến trúc Trung Quốc - Malaysia. Khách tham quan có thể nhận ra những hoa văn, món đồ thờ cúng quen thuộc đậm chất Á Đông ở gian phòng thờ được đặt ngay bên trái khi đi qua cửa bảo tàng.
Alvin chia sẻ ngoài những người muốn bán đồ, dần dần ngôi nhà của anh đón tiếp khách trong và ngoài nước. Họ biết đến anh và muốn ghé qua để chiêm ngưỡng bộ sưu tập cũng như hiểu rõ hơn về cuộc sống của người Peranakan trước đây. 15 năm trước, đại diện của chính phủ Singapore đã gõ cửa nhà Alvin và gợi ý muốn giúp đỡ để Alvin có thể biến nơi chứa bộ sưu tập khổng lồ của mình thành một bảo tàng.
Đá lát sàn nhà được Alvin giữ nguyên như khi mới mua. Chúng có tuổi đời hơn 100 năm, tính từ lúc xây ngôi nhà.
Alvin chia sẻ ngoài những người muốn bán đồ, dần dần ngôi nhà của anh đón tiếp khách trong và ngoài nước. Họ biết đến anh và muốn ghé qua để chiêm ngưỡng bộ sưu tập cũng như hiểu rõ hơn về cuộc sống của người Peranakan trước đây. 15 năm trước, đại diện của chính phủ Singapore đã gõ cửa nhà Alvin và gợi ý muốn giúp đỡ để Alvin có thể biến nơi chứa bộ sưu tập khổng lồ của mình thành một bảo tàng.
Đá lát sàn nhà được Alvin giữ nguyên như khi mới mua. Chúng có tuổi đời hơn 100 năm, tính từ lúc xây ngôi nhà.
Ở giữa nhà là một chiếc bàn lớn, nơi Alvin xếp gần kín các món đồ mà anh thu thập được. Trên bàn có nhiều chiếc bình nhỏ dùng để nhổ bã trầu hoặc làm bô đi tiểu của người Peranakan. Sau lưng anh là một chiếc tủ gỗ đựng những món đồ quý, hiếm và có giá trị cao.
Alvin (áo hoa ngoài cùng bên phải) cho biết từ khi mở cửa bảo tàng đến nay, "hầu như có rất ít khách Việt" ghé thăm. Phần lớn khách của anh là người địa phương, Malaysia và châu Âu. Alvin mong muốn sẽ có nhiều khách Việt đến thăm bảo tàng hơn, để anh "có cơ hội kể cho họ nghe nhiều hơn nữa về nền văn hóa Peranakan độc đáo của đất nước". Trong ảnh, Alvin đang tiếp đoàn khách Việt đầu tiên được ghi nhận tới bảo tàng.
Ở giữa nhà là một chiếc bàn lớn, nơi Alvin xếp gần kín các món đồ mà anh thu thập được. Trên bàn có nhiều chiếc bình nhỏ dùng để nhổ bã trầu hoặc làm bô đi tiểu của người Peranakan. Sau lưng anh là một chiếc tủ gỗ đựng những món đồ quý, hiếm và có giá trị cao.
Alvin (áo hoa ngoài cùng bên phải) cho biết từ khi mở cửa bảo tàng đến nay, "hầu như có rất ít khách Việt" ghé thăm. Phần lớn khách của anh là người địa phương, Malaysia và châu Âu. Alvin mong muốn sẽ có nhiều khách Việt đến thăm bảo tàng hơn, để anh "có cơ hội kể cho họ nghe nhiều hơn nữa về nền văn hóa Peranakan độc đáo của đất nước". Trong ảnh, Alvin đang tiếp đoàn khách Việt đầu tiên được ghi nhận tới bảo tàng.
Mỗi món đồ trong bảo tàng đều mang theo một câu chuyện. Nằm trên ngăn thứ hai của chiếc tủ sau lưng Alvin là những chiếc bình có nắp đậy làm từ gốm sứ với hoa văn cầu kỳ, màu sắc sặc sỡ. Alvin nói đây là món đồ thuộc về một người bạn cũ. Anh nhiều lần muốn mua lại chúng nhưng bị bạn từ chối vì cô muốn dùng làm đồ chơi cho con cái. Sau này khi con cái của người bạn đã lớn, cô đã quyết định bán lại cho Alvin.
Khi Alvin mở bảo tàng Intan, anh đã gọi điện cho người bạn cũ đã định cư tại Mỹ và muốn mời bạn đến chơi khi có dịp. Người bạn khi đến bảo tàng đã rất xúc động khi nhìn thấy món đồ cũ từng gắn bó với mình một thời.
Sau chuyến tham quan đó, bạn Alvin trở về Mỹ và thiệt mạng trong một vụ cháy khách sạn. "Bạn trai cô ấy gọi điện báo tin cho tôi và nói rằng cô ấy đã rất vui sau khi đến bảo tàng của tôi", Alvin nói.
Mỗi món đồ trong bảo tàng đều mang theo một câu chuyện. Nằm trên ngăn thứ hai của chiếc tủ sau lưng Alvin là những chiếc bình có nắp đậy làm từ gốm sứ với hoa văn cầu kỳ, màu sắc sặc sỡ. Alvin nói đây là món đồ thuộc về một người bạn cũ. Anh nhiều lần muốn mua lại chúng nhưng bị bạn từ chối vì cô muốn dùng làm đồ chơi cho con cái. Sau này khi con cái của người bạn đã lớn, cô đã quyết định bán lại cho Alvin.
Khi Alvin mở bảo tàng Intan, anh đã gọi điện cho người bạn cũ đã định cư tại Mỹ và muốn mời bạn đến chơi khi có dịp. Người bạn khi đến bảo tàng đã rất xúc động khi nhìn thấy món đồ cũ từng gắn bó với mình một thời.
Sau chuyến tham quan đó, bạn Alvin trở về Mỹ và thiệt mạng trong một vụ cháy khách sạn. "Bạn trai cô ấy gọi điện báo tin cho tôi và nói rằng cô ấy đã rất vui sau khi đến bảo tàng của tôi", Alvin nói.
Căn bếp nhỏ rộng khoảng 15m2 nằm ở phía cuối ngôi nhà. Đây là nơi mẹ và Alvin thường nấu nướng, phục vụ du khách đặt tour có kèm dịch vụ thưởng thức các bữa ăn của người Peranakan.
Phía trên bếp treo hàng chục chiếc cặp lồng bằng sắt, món đồ được người dân địa phương Singapore sử dụng đựng thức ăn trong quá khứ. Chủ bảo tàng cho biết anh cũng là một hậu duệ của người Peranakan.
Căn bếp nhỏ rộng khoảng 15m2 nằm ở phía cuối ngôi nhà. Đây là nơi mẹ và Alvin thường nấu nướng, phục vụ du khách đặt tour có kèm dịch vụ thưởng thức các bữa ăn của người Peranakan.
Phía trên bếp treo hàng chục chiếc cặp lồng bằng sắt, món đồ được người dân địa phương Singapore sử dụng đựng thức ăn trong quá khứ. Chủ bảo tàng cho biết anh cũng là một hậu duệ của người Peranakan.
Đối diện bếp là một chiếc bàn nhỏ để ngồi ăn cơm. Trên đó Alvin cũng bày những món đồ cổ mới mua nhưng chưa tìm được chỗ cất.
Trên ảnh là một chiếc ấm cổ dùng để uống trà.
Đối diện bếp là một chiếc bàn nhỏ để ngồi ăn cơm. Trên đó Alvin cũng bày những món đồ cổ mới mua nhưng chưa tìm được chỗ cất.
Trên ảnh là một chiếc ấm cổ dùng để uống trà.
Kho báu thực sự của bảo tàng nằm trên gác lửng, có diện tích khoảng 15 m2. Trên ảnh là cầu thang dẫn lên nơi chứa bí mật của Alvin. Khi lên trên khu vực này, Alvin có hai yêu cầu dành cho khách: không được quay chụp và để các túi đồ cồng kềnh phía dưới do gác nhỏ và nhiều đồ.
Alvin không cho phép quay chụp vì muốn giữ lại những góc bí mật của bảo tàng nhằm kích thích sự tò mò của du khách.
Kho báu thực sự của bảo tàng nằm trên gác lửng, có diện tích khoảng 15 m2. Trên ảnh là cầu thang dẫn lên nơi chứa bí mật của Alvin. Khi lên trên khu vực này, Alvin có hai yêu cầu dành cho khách: không được quay chụp và để các túi đồ cồng kềnh phía dưới do gác nhỏ và nhiều đồ.
Alvin không cho phép quay chụp vì muốn giữ lại những góc bí mật của bảo tàng nhằm kích thích sự tò mò của du khách.
Nằm ngay bên ngoài gác lửng là khoảng 10 đôi dép được phụ nữ Peranakan đi trong đám cưới của chính mình. Dép có màu đỏ chủ đạo và thêu hoa văn tinh xảo.
Trên gác còn rất nhiều các đồ giá trị khác như vòng vàng, các lễ phục của người Peranakan thường mặc thời xưa. Trang phục truyền thống của phụ nữ Peranakan được gọi là Nyonya Kebaya, thường được thêu các họa tiết như hoa hồng, mẫu đơn, bướm, ong, cá và gà. Phụ nữ Peranakan tin rằng càng ăn mặc đẹp càng thể hiện sự giàu có.
Nằm ngay bên ngoài gác lửng là khoảng 10 đôi dép được phụ nữ Peranakan đi trong đám cưới của chính mình. Dép có màu đỏ chủ đạo và thêu hoa văn tinh xảo.
Trên gác còn rất nhiều các đồ giá trị khác như vòng vàng, các lễ phục của người Peranakan thường mặc thời xưa. Trang phục truyền thống của phụ nữ Peranakan được gọi là Nyonya Kebaya, thường được thêu các họa tiết như hoa hồng, mẫu đơn, bướm, ong, cá và gà. Phụ nữ Peranakan tin rằng càng ăn mặc đẹp càng thể hiện sự giàu có.
Trên ảnh là bộ sưu tập đồ thờ của người Peranakan được làm bằng đồng, bạc. Alvin cho biết các món đồ được anh sưu tầm ở Singapore, số khác thu mua tại Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc và cả Anh. Những món đồ trong bảo tàng có niên đại lâu nhất là hơn 100 năm.
Bảo tàng có sức chứa tối đa khoảng 40 người. Khách ra vào phải cởi giày dép để ngoài cửa. Alvin vừa là chủ vừa là hướng dẫn viên.
Trên ảnh là bộ sưu tập đồ thờ của người Peranakan được làm bằng đồng, bạc. Alvin cho biết các món đồ được anh sưu tầm ở Singapore, số khác thu mua tại Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc và cả Anh. Những món đồ trong bảo tàng có niên đại lâu nhất là hơn 100 năm.
Bảo tàng có sức chứa tối đa khoảng 40 người. Khách ra vào phải cởi giày dép để ngoài cửa. Alvin vừa là chủ vừa là hướng dẫn viên.
Du khách có thể đặt các tour riêng như trải nghiệm ăn tối hoặc đi theo nhóm gia đình. Trên ảnh là nonya kueh, một loại bánh cổ truyền của người Peranakan. Người dân địa phương tin rằng sự tinh tế trong ẩm thực được thể hiện trong chiếc bánh mang ra mời khách, chúng càng cầu kỳ bắt mắt bao nhiêu càng thể hiện sự tôn trọng khách bấy nhiêu.
Bảo tàng Intan phục vụ du khách từ 7 đến 22h mỗi ngày. Du khách cần đặt trước tour hoặc mua vé vào cửa trên web. Giá vé cho buổi tham quan kèm tiệc trà trong một giờ là 64,2 SGD (hơn 1,1 triệu đồng) cho người lớn và 32,1 SGD (hơn 500.000 đồng) cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Du khách có thể đặt các tour riêng như trải nghiệm ăn tối hoặc đi theo nhóm gia đình. Trên ảnh là nonya kueh, một loại bánh cổ truyền của người Peranakan. Người dân địa phương tin rằng sự tinh tế trong ẩm thực được thể hiện trong chiếc bánh mang ra mời khách, chúng càng cầu kỳ bắt mắt bao nhiêu càng thể hiện sự tôn trọng khách bấy nhiêu.
Bảo tàng Intan phục vụ du khách từ 7 đến 22h mỗi ngày. Du khách cần đặt trước tour hoặc mua vé vào cửa trên web. Giá vé cho buổi tham quan kèm tiệc trà trong một giờ là 64,2 SGD (hơn 1,1 triệu đồng) cho người lớn và 32,1 SGD (hơn 500.000 đồng) cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Phương Anh