Video từ vệ tinh Solar Dynamics Orbiter của NASA hé lộ lóa mặt trời diễn ra từ ngày 25 đến 28/8, kết thúc với một cơn bão lớn cấp X1 có thể tăng cường cực quang trên Trái Đất trong dịp Halloween.
Bão mặt trời đến với nhiều hình thái khác nhau, trong đó có lóa mặt trời (solar flare) và cơn phun trào cực quang (CME). Lóa mặt trời là những vụ nổ mạnh bức xạ phát ra các sóng photon hướng về Trái Đất. Sức mạnh của lóa mặt trời có 3 cấp: cấp C, cấp M và cấp X, trong đó cấp X là mạnh nhất. CME gồm những đám mây plasma và từ trường bắn ra từ bề mặt mặt trời, mang theo nhiều hạt phân tử. Lóa mặt trời và CME có cùng nguồn gốc, xuất phát từ sự gián đoạn của từ trường (disruption of the magnetic) trong vùng khí quyển bên ngoài mặt trời.
Video bắt đầu với hàng loạt vụ phun trào hôm 25/10 từ khu vực hoạt động mạnh ở phần bên trái của Mặt Trời, kèm theo một số vệt lóa nhỏ. Cơn bão X1 bùng nổ hôm 28/10 từ một vết đen ở phía dưới vùng trung tâm của Mặt Trời, hướng trực tiếp về phía Trái Đất.
"Lóa mặt trời là sự bùng phát bức xạ cực mạnh. Bức xạ độc hại từ vệt lóa không thể truyền qua khí quyển Trái Đất và ảnh hưởng tới con người trên mặt đất nhưng đủ mạnh để làm gián đoạn tín hiệu liên lạc và GPS", NASA cho biết.
Solar Dynamics Orbiter nằm trong số hàng loạt tàu vũ trụ khác nhau thường xuyên theo dõi thời tiết Mặt Trời. Vệt lóa hôm 28/10 đi kèm CME, phóng ra các hạt tích điện ở tốc độ 4 triệu km/h. Những hạt đó tới Trái Đất vào cuối tuần và có thể làm hiện tượng cực quang trở nên mạnh hơn.
Cực quang trên Trái Đất xảy ra khi hạt tích điện từ Mặt Trời tương tác với tầng thượng quyển, tạo ra vầng sáng kỳ ảo. Từ trường Trái Đất dẫn hạt tích điện về phía vùng cực nên cực quang thường xuất hiện ở vĩ độ cao ở phương bắc. Nhưng hạt tích điện từ bão mặt trời hôm 28/5 tạo cơ hội cho người dân các khu vực như New York, Idaho, Illinois, Oregon, Maryland và Nevada quan sát hiện tượng.
An Khang (Theo Space)