Bánh căn là món ăn đặc trưng của người Chăm Ninh Thuận, qua quá trình tiếp biến, người Việt đã học hỏi và sáng tạo thêm nhiều cái mới, làm món ăn này thêm đặc sắc và trông hấp dẫn hơn.
Bánh căn là món ăn đặc trưng của người Chăm Ninh Thuận, qua quá trình tiếp biến, người Việt đã học hỏi và sáng tạo thêm nhiều cái mới, làm món ăn này thêm đặc sắc và trông hấp dẫn hơn.
Bột gạo, qua giai đoạn ngâm, pha trộn thêm cơm nguội khi xay bột, đo liều lượng nước và gạo sao cho phù hợp để bánh không bị nhão, cũng không bị khê khi nướng bánh… là những bí quyết được truyền tụng từ đời này sang đời khác của người dân Phan Rang, Ninh Thuận.
Bột gạo, qua giai đoạn ngâm, pha trộn thêm cơm nguội khi xay bột, đo liều lượng nước và gạo sao cho phù hợp để bánh không bị nhão, cũng không bị khê khi nướng bánh… là những bí quyết được truyền tụng từ đời này sang đời khác của người dân Phan Rang, Ninh Thuận.
Từ chập choạng tối, người bán bánh căn đã tất bật xay bột, quạt than, nướng lò. Bánh căn phải nướng trên lò than hồng mà không có cách nào khác thay thế được. Lò than đã đỏ rực, khuôn đã tỏa ra hơi nóng, là lúc người bán bắt đầu đổ bánh.
Từ chập choạng tối, người bán bánh căn đã tất bật xay bột, quạt than, nướng lò. Bánh căn phải nướng trên lò than hồng mà không có cách nào khác thay thế được. Lò than đã đỏ rực, khuôn đã tỏa ra hơi nóng, là lúc người bán bắt đầu đổ bánh.
Chiếc bánh căn trắng tinh, nóng hổi, nhân là trứng, thịt và tôm… tùy theo ý thích của người thưởng thức, bánh được lấy khi vừa chín tới là được thả ngay vào tô hành lá xắt nhuyễn. Chiếc bánh điểm thêm màu xanh của hành lá, nhìn càng ngon.
Chiếc bánh căn trắng tinh, nóng hổi, nhân là trứng, thịt và tôm… tùy theo ý thích của người thưởng thức, bánh được lấy khi vừa chín tới là được thả ngay vào tô hành lá xắt nhuyễn. Chiếc bánh điểm thêm màu xanh của hành lá, nhìn càng ngon.
Ở Ninh Thuận thực khách có thể thưởng thức những chiếc bánh căn với một tô nước cá kho nhạt (nấu từ cá, hành và dưa) hoặc mắm nêm. Cách ăn này khác hẳn với người Đà Lạt, tuy cùng là bánh căn nhưng người dân phố núi lại chỉ quen ăn kèm nước sốt xíu mại, làm từ thịt viên và hành.
Ở Ninh Thuận thực khách có thể thưởng thức những chiếc bánh căn với một tô nước cá kho nhạt (nấu từ cá, hành và dưa) hoặc mắm nêm. Cách ăn này khác hẳn với người Đà Lạt, tuy cùng là bánh căn nhưng người dân phố núi lại chỉ quen ăn kèm nước sốt xíu mại, làm từ thịt viên và hành.
Bánh căn có bán ở nhiều góc phố ở TP Phan Rang, tuy nhiên du khách có thể đến góc đường Đoàn Thị Điểm – 16/4 đối diện Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Thuận. Đây chỉ là quán cóc nhỏ vỉa hè nhưng có món bánh căn được xem là ngon nhất nhì Phan Rang. Giá bánh chỉ 1.000 - 2.000 đồng /cặp tùy thuộc vào nhân trứng hay thịt hoặc không nhân.
Bánh căn có bán ở nhiều góc phố ở TP Phan Rang, tuy nhiên du khách có thể đến góc đường Đoàn Thị Điểm – 16/4 đối diện Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Thuận. Đây chỉ là quán cóc nhỏ vỉa hè nhưng có món bánh căn được xem là ngon nhất nhì Phan Rang. Giá bánh chỉ 1.000 - 2.000 đồng /cặp tùy thuộc vào nhân trứng hay thịt hoặc không nhân.
Cách làm bánh căn ở Ninh Thuận.
Lê Bích