Tôi 24 tuổi và anh 27 tuổi, đã sống với nhau 4 năm. Chúng tôi trải qua tất cả mọi thứ lại với nhau (sẩy thai, không nhà cửa, bị phá sản), nhưng chúng tôi vẫn bên nhau, yêu nhau. Anh ấy rất muốn kết hôn, đã chính thức đề xuất vài lần nhưng tôi nói không, bởi vì anh không mang lại cho tôi cuộc sống ổn định.
Tôi vừa tốt nghiệp và là một nhân viên làm công tác xã hội, trong khi anh là một nhân viên tại một ngân hàng lớn. Đó là một dấu hiệu tốt đẹp đúng không? Vấn đề là anh nợ tất cả mọi người. Anh nợ nhà nước và ngay cả tôi. Anh ấy không biết làm thế nào để quản lý tiền bạc của mình. Lúc tôi muốn có một chuyến du lịch thì tín dụng của anh ấy ở mức trung bình và không thể đi. Tôi đi với bạn gái của mình và anh ấy ghen lên.
Tôi đang lập kế hoạch để mua nhà trong những năm tới, nhưng anh có vẻ không quan tâm đến việc góp tiền. Dường như bất cứ lúc nào anh ấy cũng ghen khi tôi nói về một ngôi nhà hay tôi mua những thứ tốt đẹp.
Tôi và anh cùng bị rơi vào nợ nần nhưng tôi đã cố gắng thiết lập một kế hoạch quản lý tiền bạc của mình, còn anh thì không bao giờ. Xin chỉ giúp tôi có thể kỳ vọng tương lai của anh sẽ thay đổi không? (Minnie)
Trả lời:
Không kết hôn cho đến khi anh biết quản lý cuộc sống và tài chính của mình. Không kết hôn cho đến khi anh ta học được cách quản lý tiền bạc của mình và không còn có bất kỳ khoản nợ. Nếu bạn kết hôn, và hợp nhất các tài khoản ngân hàng thì các khoản nợ của anh ta sẽ trở thành các khoản nợ của bạn và các chủ nợ của anh ta sẽ lấy hết tiền ra khỏi tài khoản ngân hàng của bạn. Không kết hôn bây giờ.
Và, nếu bạn quyết định mua một ngôi nhà, làm ơn, đừng cho tên anh ta vào tài khoản thế chấp của bạn. Và, không cho phép anh ta cùng chuyển đến nhà mới với bạn. Anh ta là một gánh nặng, gánh nặng rất lớn.
Con người không hiểu rằng khi họ đang cân nhắc việc kết hôn với một người nào đó thì nên suy nghĩ về họ như là một doanh nghiệp. Tại sao bạn nghĩ rằng việc ly hôn là do toà án quyết định? Bạn có biết một số người có các thỏa thuận tiền hôn nhân? Bạn có biết khi bạn kết hôn hai người trở thành một? Và, khi một trong hai người qua đời, thì người còn lại phải gánh các khoản nợ của người bạn đời kia. Hôn nhân là kinh doanh. Nhà nước và Chính phủ thấy bạn là một doanh nghiệp với tài sản. Vì vậy, điều hòa mối quan hệ của bạn như một doanh nghiệp. Và nếu bạn là một doanh nghiệp lớn, muốn hợp nhất với một doanh nghiệp nhỏ đang có quá nhiều nợ thì cần phải cẩn thận.
Bạn đang duy trì một số điểm tín dụng lớn và có thể mua hay làm gì đó vì bạn biết làm thế nào để quản lý tiền bạc của mình. Anh bạn trai không có tiền, dù thật mỉa mai khi anh ta làm việc tại một ngân hàng và quản lý tiền hàng ngày. Song đây là vấn đề của anh ta, không phải việc của bạn. Và nếu anh ta không nhìn thấy vấn đề của mình thì bạn cần phải xem xét lại tương lai với anh ta.
Một trong những lý do lớn nhất cặp vợ chồng đánh nhau, cãi nhau, và ly dị là vì tiền. Vấn đề của người yêu bạn là một dấu hiệu cảnh báo rất lớn và bạn nên thận trọng. Những điều này sẽ không thay đổi một khi bạn kết hôn, có khi nó còn trở nên tồi tệ hơn. Hôn nhân là một canh bạc lớn. Bạn phải có nhà cửa, trả các hóa đơn, chăm sóc trẻ em… Nếu hiện tại anh ta không thể quản lý tiền và không thể quản lý cuộc sống của chính mình thì chắc chắn sẽ không thể chăm sóc cho bạn và gia đình.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Bạn sẽ không thể đi du lịch một cách tự do với bạn bè vì bạn là một người phụ nữ đã lập gia đình. Nếu anh ta nổi giận, sẽ yêu cầu bạn ở nhà làm vợ. Nếu anh ta không thể mua một chiếc xe hơi, sẽ yêu cầu bạn ký tên chung. Anh ta nợ Nhà nước, chính phủ và cả bạn. Kết cục, anh ta sẽ dẫn bạn vào vùng đất chết, cả hai đều sẽ bị chết chìm trong nợ nần.
Một lần nữa, tôi đề nghị bạn mua nhà với tiền và tín dụng của riêng mình, không cho tên anh ta cùng thế chấp và di chuyển đến nhà mới. Hãy đưa cho anh ta một tối hậu thư là phải biết quản lý tài chính của mình, nếu không bạn sẽ ra đi.
Gợi ý cho anh ta là thỏa thuận với các chủ nợ trả bằng những khoản thanh toán nhỏ. Chuyện này phải có kế hoạch rõ ràng và bạn không thể giúp. Ngoài ra, bạn phải yêu cầu anh ta có một kế hoạch trả nợ tiền cho bạn, bằng văn bản, có chữ ký, phòng trường hợp chia tay bạn có thể kiện ra tòa để nhận được tiền.
Hãy suy nghĩ, nếu ai đó không thể vay tiền từ ngân hàng, hoặc tổ chức cho vay, vì họ có tín dụng xấu và được coi là một gánh nặng thì tại sao bạn cho anh ta vay tiền? Bạn không phải là ngân hàng, không phải là máy ATM. Các ngân hàng và các tổ chức cho vay có hợp đồng, bắt bạn phải ký tên khi vay. Họ có lãi suất và các hình phạt nếu bạn trả chậm hoặc không trả tiền. Vậy nên làm một hợp đồng là cần thiết.
Người yêu bạn cần phải lớn lên, biết chăm sóc vấn đề tiền bạc, hoặc sẽ mãi mãi trong nợ nần, không thể làm những việc nhất định. Và, tôi không chắc có người phụ nữ nào muốn cưới một người đàn ông không thể quản lý tiền bạc.
Bảo Nhiên (Theo bossip)