Theo Nghị định 145/2020/NĐ- CP, hành vi quấy rối tình dục có thể thực hiện qua điện thoại hoặc các phương tiện điện tử. Như vậy, việc nhắn tin gợi ý với đồng nghiệp về tình dục sẽ bị coi là quấy rối tình dục.
Nhiều người bị quấy rối thường giấu kín, ngại công khai, không dám phản kháng hoặc tố giác sự việc. Để bảo vệ bản thân và có môi trường làm việc an toàn, người bị quấy rối cần:
- Tỏ thái độ hoặc hành vi thể hiện việc không đồng ý với hành vi quấy rối nhằm yêu cầu người quấy rối chấm dứt hành vi của mình.
- Thu thập chứng cứ (ghi âm lời thoại, hình ảnh qua camera, tin nhắn, thư điện tử hoặc người làm chứng...).
- Báo cáo sự việc cho lãnh đạo nơi làm việc hoặc trình báo cơ quan công an.
- Nếu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người bị quấy rối có thể khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 3: Bình luận về cơ thể của đồng nghiệp, cũng là quấy rối tình dục?