Lực kéo của ngựa và phản lực của xe là nội lực không có tác dụng gây chuyển động cho xe ngựa. Lực ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường chỉ xuất hiện khi xe đã chuyển động. Lực này còn gây cản trở chuyển động.
Lực làm cho xe ngựa chuyển động (lực phát động) chính là lực ma sát nghỉ giữa chân ngựa và mặt đường. Lực này giữ chân ngựa không bị trượt để ngựa có thể bước chân khác lên.
Vì thế, khi chế tạo giày, dép hay lốp xe, người ta phải tạo ra các đường rãnh, khe... để tăng hệ số ma sát, qua đó tăng lực ma sát nghỉ cực đại (cũng bằng lực ma sát trượt), để đảm bảo không bị trượt ngay cả khi đi trên mặt đường nhẵn, trơn trượt hay trên sân băng.
3. Khi lạc trong rừng, ban đêm người ta tìm sao Bắc đẩu để xác định hướng Bắc. Khi đi xe đạp, đạp nhanh sẽ khó đổ xe hơn đi chậm. Khi chế tạo nòng súng, nòng pháo thường được tạo những rãnh xoắn bên trong. Những sự vật hiện tượng trên đều liên quan đến định luật vật lý nào sau đây?
A. Định luật bảo toàn động lượng