Nhu cầu thị trường chưa giảm
Du nhập vào Việt Nam từ những năm 2000 song kinh doanh trà sữa chỉ bắt đầu bùng nổ vài năm gần đây. Theo đánh giá của Euromonitor, thị trường trà sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% và đạt quy mô gần 300 triệu USD vào năm 2016.
Không chỉ thu hút giới trẻ, trà sữa còn được nhiều người trung niên lựa chọn. Theo khảo sát cuối tháng 10/2018 về "Các hoạt động phổ biến khi rảnh rỗi" của Nielsen Vietnam, tại Hà Nội và TP HCM, 81% người thuộc thế hệ Z (23 tuổi) và 85% người thuộc thế hệ Y (24-38 tuổi) chọn các quán trà sữa là địa điểm tụ tập yêu thích khi đi chơi cùng nhau.
Nhu cầu với thức uống mới mẻ này ngày càng gia tăng kéo theo không ít thương hiệu mọc lên, tạo nên cuộc cạnh tranh khốc liệt. Theo khảo sát của Lozi, đến giữa năm 2017, cả nước có khoảng 1.500 quán trà sữa và được dự báo tăng mạnh. Cũng theo khảo sát này, hơn 53% người được hỏi uống trà sữa từ mỗi lần một tuần.
Để thu hút khách hàng, các cửa hàng tăng cường đầu tư và ra mắt các hương vị mới. Trong đó, vị trà sữa matcha được nhiều khách hàng ưa chuộng và có hầu hết ở các thương hiệu.
Theo Kantar Worldpanel, cứ trung bình 5 người sẽ có một người mua trà sữa ít nhất một lần, sau đó là trà đào và trà xanh của Nhật Bản (hay matcha). Người tiêu dùng cũng hào phóng hơn khi chịu chi mức giá cao hơn cho loại thức uống này với giá thành bình quân gấp 1,5 - 2 lần so với các loại thức uống làm từ trà khác.
Thách thức cho đơn vị kinh doanh
Đại diện Công ty Matchashop - đơn vị chuyên nhập khẩu nguyên liệu trà sữa cho biết, dù có nhiều tiềm năng phát triển song việc chiều lòng thị trường, giữ chân khách cũ và tìm kiếm khách mới luôn là bài toán khó của các doanh nghiệp kinh doanh trà sữa. Bởi khách hàng dễ đến và dễ quay lưng ngay khi chất lượng đồ uống đi uống.
"Những năm gần đây, khách hàng không chỉ quan tâm đến hương vị trà thơm ngon mà khó tính hơn khi đòi hỏi nguồn nguyên liệu sạch và an toàn", vị này nói.
Theo đó, để tìm được vị trí trên thị trường, nhà kinh doanh cần quan tâm nhiều hơn đến nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng, nhất là trong bối cảnh thực phẩm không rõ nguồn gốc tràn làn.
"Để đảm bảo an toàn, trước nhất, hãy nói không với nguồn hàng không nhãn mác, không rõ xuất xứ và thẳng thắn từ chối các lời mời về sản phẩm giá rẻ, vừa tránh tiền mất tật mang, ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu khi bị cơ quan quản lý phát hiện vừa bảo vệ sức khỏe bản thân và khách hàng", đại diện Matchashop chia sẻ thêm.
Để chọn nguồn uy tín, theo đại diện Matchashop, người kinh doanh cần tìm các đơn vị đảm bảo đầy đủ tiêu chí về định lượng và định tính. Trong đó, nguyên liệu phải đạt chuẩn quốc tế, chính hãng, có các chứng nhận về an toàn thực phẩm và đủ số lượng cung cấp cho một hệ thống lớn.
"Với nguồn hàng đảm bảo, Matchashop hiện là đơn vị cung cấp bột matcha uy tín tại Việt Nam, có khả năng phục vụ chuỗi các quán trà sữa trên cả nước. Nhiều thương hiệu lớn đã chọn sản phẩm của chúng tôi", vị này khẳng định.
Website: matchashop.vn
Hà Nội: 16A ngõ 234 Thuỵ Khuê.
TP HCM: Số 490/29 Lê Văn Sỹ, phường 14, quận 3
Tâm Anh