Nhà thơ Huy Cận tỏ ý phiền lòng khi thấy một chữ trong bài thơ của mình thường bị in sai mỗi khi tái bản là "dợn dợn". "Hai chữ dợn dợn của tôi thường bị đọc sai, in thành dờn dợn, như thế chẳng có ý nghĩa gì", tác giả bài thơ nêu trong một bài viết.
Theo nhà nghiên cứu Văn Tâm, mọi cuốn từ điển tiếng Việt đều không có từ điệp âm "dợn dợ" mà chỉ có "dợn" (rợn) nghĩa là nổi lên như sóng, như vân trên gỗ. "Dợn dợn" là một chữ mới được nhà thơ chế tác.
Thật ra, đôi mắt người đọc có thể nhìn sai, rồi in sai nhưng cái tâm thẩm mỹ của họ, sự cảm nhận toàn khối của họ với bài thơ là không lầm. Số là cách phát âm từ láy "dờn dợn" rất gần với rờn rợn, nhất là với người miền Bắc.
Độc giả Tràng giang khi để cho khối bài thơ ập vào tâm trí trong một giây đã thu được một tín hiệu tổng hòa. Con người trong thơ đã "rờn rợn" trước những cái vô: Rờn rợn trước cái vô cùng (trời rộng, trời lên sâu chót vót, lớp lớp mây cao); rờn rợn trước cái vô biên (sóng gợn, sông dài điệp điệp, mênh mông không một đò ngang...); rờn rợn trước cái vô định (trên trăm ngả sóng vật vờ, một cành củi khô lạc nẻo cùng những mảnh bèo lênh đênh trôi dạt).
Độc giả đọc sai chính vì họ cũng "rợn", thuận theo một phản xạ tâm lý phổ biến: Con người thường cảm thấy nhỏ bé, thậm chí là bất lực mà rờn rợn trước cái vô hạn của không gian (vũ) và thời gian (trụ).
Còn nhà thơ Huy Cận, khi nói về bài thơ cho rằng: "Tác phẩm có nhiều điệp ngữ như điệp điệp, song song, dợn dợn. Mỗi điệp từ như thế đều có ý nghĩa riêng về nội dung cũng như nghệ thuật. Bài thơ kết thúc bằng nỗi nhớ quê hương da diết. Tôi nói khác ý thơ của Thôi Hiệu:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Vì lúc đó, tôi buồn hơn Thôi Hiệu đời Đường".
Câu 4: Những câu thơ sau nằm trong bài thơ nào của nhà thơ Huy Cận, được sáng tác trước năm 1945?
Sáng hôm nay hồn em như tủ áo,
Ý trong veo là lượt xếp từng đôi.
Áo đẹp chưa anh! Hoa thắm thêu đời,
Áo mơ ước anh bận giùm chiếc nhé.