Gành Yến ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn là một trong những thắng cảnh nổi tiếng ở Quảng Ngãi.
Ngoài những vách núi đá, bãi san hô gần bờ khiến thắng cảnh này thêm vẻ hoang sơ, kỳ vĩ. Khoảng 17h30, thủy triều rút là lúc bãi san hô lộ ra trên mặt biển.
Gành Yến ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn là một trong những thắng cảnh nổi tiếng ở Quảng Ngãi.
Ngoài những vách núi đá, bãi san hô gần bờ khiến thắng cảnh này thêm vẻ hoang sơ, kỳ vĩ. Khoảng 17h30, thủy triều rút là lúc bãi san hô lộ ra trên mặt biển.
Bãi đá san hô gắn liền với ký ức của nhiều người dân huyện Bình Sơn. Ông Nguyễn Hùng, Việt kiều định cư ở Hà Lan kể, khi còn nhỏ ông đã xuống gành tắm biển, hái rong nên luôn nhớ về nơi này. "Những năm trước tôi đã lặn xuống biển và đi dọc bãi đá san hô chụp ảnh gửi cho các bạn ở nước ngoài. Họ nói quê hương của tôi rất đẹp và muốn tới thăm", ông Hùng nói. Hiện, ông Hùng đưa gia đình về Việt Nam nghỉ ngơi và chưa thể qua Hà Lan do dịch Covid - 19.
Bãi đá san hô gắn liền với ký ức của nhiều người dân huyện Bình Sơn. Ông Nguyễn Hùng, Việt kiều định cư ở Hà Lan kể, khi còn nhỏ ông đã xuống gành tắm biển, hái rong nên luôn nhớ về nơi này. "Những năm trước tôi đã lặn xuống biển và đi dọc bãi đá san hô chụp ảnh gửi cho các bạn ở nước ngoài. Họ nói quê hương của tôi rất đẹp và muốn tới thăm", ông Hùng nói. Hiện, ông Hùng đưa gia đình về Việt Nam nghỉ ngơi và chưa thể qua Hà Lan do dịch Covid - 19.
Nhiều loài san hô khác nhau khiến Gành Yến nhiều màu sắc.
Theo PGS - TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện khoa học địa chất và khoáng sản, Gành Yến là thắng cảnh đẹp, được tạo thành do hoạt động của núi lửa cổ cách đây 1 - 5 triệu năm. Giống với Lý Sơn, nhưng ngoài hoạt động núi lửa cổ, Gành Yến còn có những đợt phun trào trẻ hơn.
Ở đây có hai lần phun trào núi lửa. Lần đầu tiên đợt phun trào tạo nên cột bazan rất lớn, đợt thứ hai cột bazan bé hơn, đè lên cột bazan thứ nhất. Những cột bazan vỡ ra bị sóng xô tại chỗ tạo thành núi hình nón.
Gành Yến là một trong những địa điểm được tỉnh Quảng Ngãi đưa vào Dự án Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh, đang trình UNESCO công nhận.
Theo PGS - TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện khoa học địa chất và khoáng sản, Gành Yến là thắng cảnh đẹp, được tạo thành do hoạt động của núi lửa cổ cách đây 1 - 5 triệu năm. Giống với Lý Sơn, nhưng ngoài hoạt động núi lửa cổ, Gành Yến còn có những đợt phun trào trẻ hơn.
Ở đây có hai lần phun trào núi lửa. Lần đầu tiên đợt phun trào tạo nên cột bazan rất lớn, đợt thứ hai cột bazan bé hơn, đè lên cột bazan thứ nhất. Những cột bazan vỡ ra bị sóng xô tại chỗ tạo thành núi hình nón.
Gành Yến là một trong những địa điểm được tỉnh Quảng Ngãi đưa vào Dự án Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh, đang trình UNESCO công nhận.
Những ngày qua, nhiều người đến thăm quan Gành Yến để chụp ảnh san hô.
Theo PGS - TS Văn, Gành Yến còn nhiều san hô phát triển, điều đó chứng tỏ môi trường biển ở đây đang rất tốt. Chính quyền nên hạn chế việc đến tham quan, để tránh dẫm lên san hô.
Ở Việt Nam có một số khu vực giống Gành Yến như Hòn Yến ở Phú Yên, chính quyền đã có biện pháp bảo bảo vệ bằng cách hạn chế người đến tham quan.
"Địa phương có thể cắt cử người trông coi, chèo thuyền, chỉ cho khách du lịch ngồi trên thuyền để ngắm từ xa, không cho đến gần", ông Văn đề xuất.
Những ngày qua, nhiều người đến thăm quan Gành Yến để chụp ảnh san hô.
Theo PGS - TS Văn, Gành Yến còn nhiều san hô phát triển, điều đó chứng tỏ môi trường biển ở đây đang rất tốt. Chính quyền nên hạn chế việc đến tham quan, để tránh dẫm lên san hô.
Ở Việt Nam có một số khu vực giống Gành Yến như Hòn Yến ở Phú Yên, chính quyền đã có biện pháp bảo bảo vệ bằng cách hạn chế người đến tham quan.
"Địa phương có thể cắt cử người trông coi, chèo thuyền, chỉ cho khách du lịch ngồi trên thuyền để ngắm từ xa, không cho đến gần", ông Văn đề xuất.
Gành Yến được bao bọc bởi một bên là vách núi đá, một bên là chóp núi hình nón. Cả hai phía của gành đều có bãi san hô.
Gành Yến được bao bọc bởi một bên là vách núi đá, một bên là chóp núi hình nón. Cả hai phía của gành đều có bãi san hô.
Những con sóng vỗ vào bãi đá san hô rồi nhanh chóng rút xuống.
Một sinh vật biển nấp trong rêu bên gành đá san hô.
Người dân xã Bình Hải nhặt rong biển, bắt ốc, dẫn con đi dạo ở Gành Yến.
Một phụ nữ nhặt rong biển để nấu nước uống giải nhiệt và bán kiếm thêm thu nhập. Đây là công việc của nhiều phụ nữ ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn.
Một phụ nữ nhặt rong biển để nấu nước uống giải nhiệt và bán kiếm thêm thu nhập. Đây là công việc của nhiều phụ nữ ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn.
Phạm Linh