Sông Rác dài 35-40 km, chảy qua hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên. Tại đoạn 2 km qua xã Cẩm Lĩnh và Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, người dân cắm hàng nghìn trụ bêtông và cọc tre xuống đáy, cố định dây thừng và lốp xe để làm giá nuôi hàu.
Theo chính quyền địa phương, những bãi nuôi hàu này là tự phát, chưa được cấp có thẩm quyền cho phép thuê đất, thuê mặt nước.
Sông Rác dài 35-40 km, chảy qua hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên. Tại đoạn 2 km qua xã Cẩm Lĩnh và Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, người dân cắm hàng nghìn trụ bêtông và cọc tre xuống đáy, cố định dây thừng và lốp xe để làm giá nuôi hàu.
Theo chính quyền địa phương, những bãi nuôi hàu này là tự phát, chưa được cấp có thẩm quyền cho phép thuê đất, thuê mặt nước.
Tại đoạn tiếp giáp với cửa biển Cửa Nhượng, chảy qua thôn 2 và 4 xã Cẩm Lĩnh, hai bờ sông dày đặc lốp xe nuôi hàu.
Tại đoạn tiếp giáp với cửa biển Cửa Nhượng, chảy qua thôn 2 và 4 xã Cẩm Lĩnh, hai bờ sông dày đặc lốp xe nuôi hàu.
Lốp xe được buộc san sát trên các sợi dây vắt ngang trụ bêtông, xung quanh bám đầy hàu. Thời điểm này đang vào mùa thu hoạch hàu.
Lốp xe được buộc san sát trên các sợi dây vắt ngang trụ bêtông, xung quanh bám đầy hàu. Thời điểm này đang vào mùa thu hoạch hàu.
Tranh thủ lúc thủy triều rút, người nuôi mang rổ, làn nhựa ra bãi thu hoạch hàu đem bán cho thương lái. "Mùa này, trung bình mỗi ngày tôi lấy được từ 3 đến 4 tạ hàu, trị giá gần một triệu đồng", bà Nguyễn Thị Kính, trú xã Cẩm Trung, cho hay.
Tranh thủ lúc thủy triều rút, người nuôi mang rổ, làn nhựa ra bãi thu hoạch hàu đem bán cho thương lái. "Mùa này, trung bình mỗi ngày tôi lấy được từ 3 đến 4 tạ hàu, trị giá gần một triệu đồng", bà Nguyễn Thị Kính, trú xã Cẩm Trung, cho hay.
Việc cọc bêtông đóng tràn lan trên sông Rác ảnh hưởng rất lớn đến khai thác, đánh bắt thủy sản, gây hư hỏng ngư cụ. Mùa mưa bão tàu thuyền vào bờ tránh trú rất khó khăn. Nhiều lúc thuyền vào rồi nhưng không thể ra khơi, vì bị bãi hàu trái phép bao vây, theo ngư dân Trần Đình Cảnh.
Việc cọc bêtông đóng tràn lan trên sông Rác ảnh hưởng rất lớn đến khai thác, đánh bắt thủy sản, gây hư hỏng ngư cụ. Mùa mưa bão tàu thuyền vào bờ tránh trú rất khó khăn. Nhiều lúc thuyền vào rồi nhưng không thể ra khơi, vì bị bãi hàu trái phép bao vây, theo ngư dân Trần Đình Cảnh.
Thủy triều rút cũng là lúc dòng sông Rác bị chia ra nhiều luồng lạch, diện tích mặt nước bị thu hẹp do bị ngăn cách bởi các bãi cọc. Tàu thuyền di chuyển qua đây phải đi chậm để tránh va trúng bêtông.
Theo ngư dân Trần Văn Tuấn, 63 tuổi, các bãi nuôi hàu luôn là nỗi ám ảnh mỗi khi lái thuyền qua sông Rác.
Thủy triều rút cũng là lúc dòng sông Rác bị chia ra nhiều luồng lạch, diện tích mặt nước bị thu hẹp do bị ngăn cách bởi các bãi cọc. Tàu thuyền di chuyển qua đây phải đi chậm để tránh va trúng bêtông.
Theo ngư dân Trần Văn Tuấn, 63 tuổi, các bãi nuôi hàu luôn là nỗi ám ảnh mỗi khi lái thuyền qua sông Rác.
Phía dưới chân cầu Cẩm Lĩnh, người dân tận dụng các trụ bêtông lớn, buộc lốp xe xung quanh để nuôi hàu.
Phía dưới chân cầu Cẩm Lĩnh, người dân tận dụng các trụ bêtông lớn, buộc lốp xe xung quanh để nuôi hàu.
Trụ bêtông gãy đổ, lòi thép, được người dân vứt bỏ bên cửa biển đoạn qua xã Cẩm Lĩnh.
Một chiếc thuyền hư hỏng, phải nằm bờ, phía dưới đáy bám đầy hàu. Theo lãnh đạo xã Cẩm Lĩnh và Cẩm Trung, cọc bêtông đã đóng kiên cố xuống sông, vì thế việc tháo dỡ rất khó, cần có máy móc lớn hỗ trợ.
"Thời gian tới, chính quyền sẽ đề xuất cấp trên quy hoạch khu vực nuôi trồng thủy sản hợp lý cho người dân. Những hộ cố tình vi phạm sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ", lãnh đạo xã Cẩm Lĩnh nói.
Một chiếc thuyền hư hỏng, phải nằm bờ, phía dưới đáy bám đầy hàu. Theo lãnh đạo xã Cẩm Lĩnh và Cẩm Trung, cọc bêtông đã đóng kiên cố xuống sông, vì thế việc tháo dỡ rất khó, cần có máy móc lớn hỗ trợ.
"Thời gian tới, chính quyền sẽ đề xuất cấp trên quy hoạch khu vực nuôi trồng thủy sản hợp lý cho người dân. Những hộ cố tình vi phạm sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ", lãnh đạo xã Cẩm Lĩnh nói.
Bãi nuôi hàu trái phép ở huyện Cẩm Xuyên. Video: Đức Hùng
Đức Hùng