Hoạt động này giúp chúng tôi có thêm bài học về dùng tiền cho cả gia đình.
Sáng thứ Bảy, Quân bắt đầu dọn dẹp cùng cả nhà. Quân là em nhỏ nhất trong nhà và năm nay đã được 10 tuổi. Chúng tôi chia khu vực để thu dọn, thường ba sẽ cùng anh Vũ dọn trên lầu với các phòng: làm việc; phòng ngủ.Tôi và Quân sẽ dọn dẹp khu vực phòng khách và nhà bếp. Chúng tôi sẽ mang tất cả đồ trong nhà ra để lau chùi, phân loại đồ và sắp xếp gọn gàng trở lại.
Trong lúc dọn, thấy Vũ chạy từ trên lầu xuống với một chồng giấy còn mới tinh nhưng bám đầy bụi. Vừa chạy Vũ vừa hỏi: "Mẹ ơi, chồng giấy dày này dùng để làm gì bây giờ, nhiều quá mà để lâu chiếm chỗ nè mẹ?". Tôi nhìn lên rồi hỏi: cái này mẹ mua lúc nào thế nhỉ? Sao mẹ chẳng nhớ gì, thôi tùy hai ba con nhé."
Trong lúc đó, ở dưới nhà tôi và Quân cũng tìm được rất nhiều món đồ còn nguyên tem nhãn, chỉ là để lâu nên bị bụi bám vào mà hình như chưa từng được dùng. Chúng tôi quyết định sẽ phân loại đồ: những món đã sử dụng cần được làm sạch và xếp trở lại; những món đồ đã hư hỏng đem bỏ; những món còn mới nhưng ít sử dụng sẽ gom lại để "xem xét".
Sau một ngày, thì cả nhà chọn được cơ số đồ cũ nhưng vẫn rất mới, thậm chí, có những món đồ chưa được lột tem nhãn và chúng tôi không nhớ được đã mua để làm gì? Quân hỏi mẹ: "Bây giờ làm gì với các món đồ này mẹ?". Tôi còn đang suy nghĩ thì Vũ nói: "Bán ve chai đi mẹ, gỡ được ít tiền đấy ạ". Chồng tôi cười bảo: "Ý Vũ hay đấy. Nhưng có những món còn rất mới, các con xem có muốn giữ để dùng không nhé. Nếu không mình sẽ thanh lý hoặc đem cho".
Với lấy con robot, tôi hỏi Quân: "Con mua robot khi nào vậy Quân, sao còn mới quá con?". Quân nói:" con mua hôm đi nhà sách, thấy con robot đẹp nên đã xin mẹ mua ạ. Nhưng chơi vài hôm thì chán, vì nó không biết đi ạ". Vũ nhảy vào: "Em biết con robot gần 350.000 đồng không Quân, đúng là phí phạm".
Đúng là phí phạm thật. Trẻ nhỏ thường hay đòi bố mẹ mua đồ chỉ vì: bạn có thì mình cũng phải có hoặc nhìn ưng mắt khi thấy món đồ tại cửa hàng nhưng về nhà thì lại "cả thèm chóng chán" và bỏ luôn món đồ dù vẫn còn rất mới. Đây là cách chi tiêu kém thông minh, dẫn đến hoang phí. Dù đã rất hạn chế và nghiêm khắc trong những lần đi mua đồ cùng con, tôi không nghĩ con vẫn bỏ những món đồ như vậy.
Sau một ngày soạn đồ, chúng tôi đã soạn được kha khá các món đồ cũ vẫn còn giá trị: từ đồ chơi; sách vở; đồ gia dụng, quần áo...chúng tôi quyết định sẽ thanh lý và đem tặng. Với các món đồ đã cũ, sau khi gom thanh lý chúng tôi chỉ thu về được 180.000 đồng. Với các món đồ còn sử dụng được, tôi cho hai con đem góp vào quỹ của nhà thờ để chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn.
Sau mỗi lần tổng vệ sinh như này, tôi mới thấy không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng chưa có cách quản lý tài chính tốt, chưa phân định được tiêu sản và tài sản, vẫn đang mua đồ theo sở thích, theo ý muốn chứ không phải các món đồ cần thiết. Từ đó, gia đình tôi cũng rút ra bài học cho việc chi tiêu vì tiền không dễ kiếm nên cần có kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý. Vợ chồng tôi cũng từ đó mà rút kinh nghiệm để con lấy làm gương.
Huỳnh Minh Bảo
Prudential và VnExpress phối hợp tổ chức cuộc thi "Cha-Ching - Bé giỏi tiền hay" từ ngày 9/6 đến 21/7. Cuộc thi không chỉ giúp cha mẹ và con cái cùng nhau học thêm cách quản lý tiền mà còn là một cơ hội giúp cả nhà gắn kết hơn cũng như nhận phần thưởng bằng tiền mặt hkấp dẫn. Trong đó, cơ cấu giải thưởng bao gồm: một giải Nhất trị giá 10 triệu đồng; hai giải Nhì, mỗi giải trị giá 7 triệu đồng; 5 giải Ba mỗi giải trị giá 5 triệu đồng; 5 giải Yêu thích thông qua bình chọn của độc giả, mỗi giải trị giá 3 triệu đồng. Ngoài ra, 20 bài dự thi có chất lượng tốt nhất được chọn vào chung khảo sẽ nhận 500.000 đồng và một con heo đất của Prudential.
Xem chi tiết thể lê cuộc thi tại đây.
Gửi bài dự thi tại đây