Trong bài đồng dao viết hai câu sấm truyền:
'Chú bán dầu, qua cầu mà té
Chú bán ếch, ở lại làm chi'
Chú bán dầu là Syria, Iraq với Qatar chứ còn chi nữa. Sau này cải cách ngôn ngữ, người ta đọc trại thành 'chú bán ếch' chứ ngày xưa nó là U Dơ Bếch. Bắc là từ Park mà ra.
Chữ Bắc Kim Thang xưa nay chưa ai hiểu, nhưng nếu trở lại bản gốc là Park Kim Thang hiểu ngay. Park là HLV Park, Kim là xứ Kim Chi, Thang là bắc thang. Ý dự báo là có một ông Park nào đó đến từ xứ Kim Chi sẽ bắc thang cho chúng ta lên đỉnh cao chói lọi. Cứ theo dự báo ấy thì các bạn U Dơ Bếch cũng sẽ đi theo mấy chú bán dầu, chứ còn ở lại làm chi?
Trước đó nữa thì sao: trái cà, khoai lang và bí rợ vốn là những loại rau củ quả thân thương của người Việt. Nhưng đọc kết nối theo diễn giải sẽ là: mình xáp lá cà làm đội bạn thấy quá 'khoai' (là khó) để rồi phải bí (bế tắc) tự chui đầu vào rọ.
'Cột qua kèo, kèo qua cột' đang mô tả rõ ràng môn bóng đá đấy thôi, có thể hiểu một nghĩa là lối đá giằng co làm phá bỏ hết mọi kèo các trận, diễn giải nghĩa khác thì là những trụ cột hoặc cũng có thể nói về người trấn giữ cột gỗ của Việt Nam nghĩa là Tiến Dũng sẽ làm bể hết mọi kèo của các nhà cái đưa ra.
Thêm một cách lý giải khác của một cựu tuyển thủ Việt Nam: 'cột qua kèo là kèo qua cột' ý nói chiến thuật của VN ở đây linh hoạt mà phức tạp với đội bạn như dây lang dây cà, rắc rối chẳng biết đường đâu mà lần.
Và khi câu cuối nói về hiện thực khi thắng xong thì sao? Bà con sẽ rủ nhau: 'Đi bão thôi'. Đấy, thế là xuống đường mà nghe âm thanh, tới đây là hiểu ý liền. 'Le le đánh trống thổi kèn và bìm bịp thổi tò tí te tò te' là dân ta xuống đường chứ còn sao nữa.
Thật là vi diệu!
Nguồn: Facebook