
Bình Định nổi tiếng với môn võ cổ truyền, thuộc hệ phái võ Bình Định . Võ phục chính thức có màu đen sau đó đổi dần theo trình độ: đen – trắng – xanh – vàng – đỏ. Đặc trưng của môn phái này nằm ở công phu, chân tấn và cùi chỏ. Những công phu cơ bản được xếp thành bài quyền ngắn, dễ hiểu nhưng hiệu quả. Hiện nay, môn võ này khá phổ biến trên cả nước.

Cây đa cổ thụ ở làng dệt Hari.

Ngoài người Kinh, Bình Định còn là nơi cư trú của các dân tộc Chăm, Ba Na, Hrê, Hoa, Tày...Trong đó, ba dân tộc Chăm, Ba Na, Hrê có mặt ở đây từ khá sớm. Số còn lại di cư từ nơi khác tới thời gian gần đây.

Địa hình của vùng này khá phức tạp. Phía tây là vùng núi rìa phía đông của dãy Trường Sơn, kế tiếp là trung du và cuối cùng vùng ven biển.

Làng rượu Bầu Đá thuộc thôn Cù Lâm Bắc, Nhơn Lộc, An Nhơn. Đây là nơi sản xuất loại rượu “đệ nhị danh tửu” theo cách gọi của thi sỹ Tản Đà. Để có một nồi ngon, người làm phải canh thời gian nấu đúng 6h với lửa liu riu và thường xuyên lắng nghe giọt rượu nhỏ giọt nhanh hay chậm để thêm, bớt lửa. Nhờ vậy, rượu có vị tinh khiết và đậm đà.

Bún chả cá là món ăn khiến cái tên Quy Nhơn thêm phần nổi tiếng. Điểm khác biệt là nước dùng nấu từ xương cá tươi để tạo vị ngọt tự nhiên và không tanh. Phần chả cá làm từ thịt cá trộn với tỏi ớt, tiêu, bột ngọt cùng chút da lợn xay nhuyễn. Nhờ vậy miếng nào miếng nấy giòn, mềm, mịn. Khi thưởng thức, bạn nên ăn cùng các loại rau sống như xà lách, cải bắp bào mỏng, lá bạc hà, giá...

Cùng cây me, giếng cổ là di sản quý giá thứ hai của gia đình thân sinh ba anh em nhà Tây Sơn. Giếng xây bằng đá ong, có đường kính khoảng 0,9 m. Du khách tới đây có thể thử uống thứ nước mát dịu và trong lành quanh năm.
Thinh Duy Quach