Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Texas và Đại học Columbia sau khi khảo sát 368 bà mẹ và con của họ. Những phụ nữ này được yêu cầu báo cáo cân nặng trong ba tháng thứ hai và ba tháng cuối thai kỳ. Kỹ năng vận động và chỉ số IQ của những đứa trẻ năm ba và 7 tuổi cũng được kiểm tra kỹ lưỡng.
"Điều đặc biệt là ngay cả khi sử dụng các đánh giá phát triển phù hợp với lứa tuổi khác nhau, mối liên hệ này vẫn tồn tại ở thời thơ ấu và trung niên, tức những tác động không biến mất theo thời gian", theo Elizabeth Widen, tác giả nghiên cứu.
Kết quả vẫn đúng sau khi xét yếu tố như trình độ giáo dục người mẹ, trẻ có bị sinh non hay không. Tuy nhiên, môi trường giáo dục trẻ ở nhà - như tương tác với cha mẹ, trẻ có được tặng sách, đồ chơi hay không - có thể giảm tác động tiêu cực của bệnh béo phì ở mẹ bầu tới con trai. "Tuy nhiên, ảnh hưởng này tới IQ trẻ thấp hơn so với khả năng vận động", Elizabeth bổ sung.
Kết quả nghiên cứu mới được công bố trên BMC Pediatrics.
Song, mẹ béo phì khi mang bầu không ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng vận động hay IQ của con gái. Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên kết luận tình trạng sức khỏe mẹ bầu ảnh hưởng đến con trai nhiều hơn con gái.
Nghiên cứu năm 2018, các bà bầu tiếp xúc với chì có thể giảm chỉ số IQ của con trai, nhưng không ảnh hưởng tới con gái. Nghiên cứu khác năm 2019 chứng minh bé trai có mẹ tiếp xúc với fluoride trong thai kỳ đạt điểm thấp hơn trong bài kiểm tra đánh giá IQ.
"Những phát hiện này không làm ai xấu hổ, hay sợ hãi. Chúng tôi mới bắt đầu hiểu một số tương tác giữa cân nặng của bà bầu và sức khỏe của trẻ", Elizabeth nói.
Elizabeth khuyên những bà bầu béo phì hoặc thừa cân nên tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng, nhiều hoa quả, rau và axit béo từ cá, uống vitamin trước khi sinh, vận động thường xuyên, gặp bác sĩ khi mang thai để trao đổi về việc tăng cân.
Lê Hằng (Theo AFP Relax)