Bảo vật thứ nhất là phù điêu Apsara, chất liệu sa thạch, niên đại thế kỷ 10, tìm thấy ở Trà Kiệu (Quảng Nam), được trưng bày ngay bên phải cổng chính trong Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Phù điêu được đặt cùng các phù điêu đế tháp và tượng vũ công phía trên để tái hiện đài thờ vũ nữ Trà Kiệu.
Bảo vật thứ nhất là phù điêu Apsara, chất liệu sa thạch, niên đại thế kỷ 10, tìm thấy ở Trà Kiệu (Quảng Nam), được trưng bày ngay bên phải cổng chính trong Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Phù điêu được đặt cùng các phù điêu đế tháp và tượng vũ công phía trên để tái hiện đài thờ vũ nữ Trà Kiệu.
Tác phẩm thể hiện hai vũ nữ Apsara trong tư thế múa (tribhanga) uốn cong duyên dáng. Các vũ nữ mặc váy mỏng, được nhận biết qua chiếc tà buông xuống giữa hai chân và thắt nơ ở sau lưng.
Khuôn mặt vũ nữ toát lên vẻ đẹp dịu dàng, thuần khiết với hàng lông mày hơi cong, đôi mắt hình hạnh nhân; cổ, tay và vòng eo được trang trí những chuỗi hạt ngọc chạm khắc tinh xào.
Tác phẩm thể hiện hai vũ nữ Apsara trong tư thế múa (tribhanga) uốn cong duyên dáng. Các vũ nữ mặc váy mỏng, được nhận biết qua chiếc tà buông xuống giữa hai chân và thắt nơ ở sau lưng.
Khuôn mặt vũ nữ toát lên vẻ đẹp dịu dàng, thuần khiết với hàng lông mày hơi cong, đôi mắt hình hạnh nhân; cổ, tay và vòng eo được trang trí những chuỗi hạt ngọc chạm khắc tinh xào.
Kế bên các vũ nữ là các nhạc công Gandharva đang chơi loại nhạc cụ dây tên là tuila. Tác phẩm được xem là kiệt tác trong nghệ thuật điêu khắc Chăm.
Theo thần thoại Ấn Độ, các Apsara là những nàng tiên xinh đẹp trên thiên giới, được sinh ra từ cuộc Khuấy Biển Sữa giữa các vị thần. Còn Gandharva là những nhạc công tài ba, thường biểu diễn cùng các vũ nữ.
Kế bên các vũ nữ là các nhạc công Gandharva đang chơi loại nhạc cụ dây tên là tuila. Tác phẩm được xem là kiệt tác trong nghệ thuật điêu khắc Chăm.
Theo thần thoại Ấn Độ, các Apsara là những nàng tiên xinh đẹp trên thiên giới, được sinh ra từ cuộc Khuấy Biển Sữa giữa các vị thần. Còn Gandharva là những nhạc công tài ba, thường biểu diễn cùng các vũ nữ.
Bảo vật thứ hai là tượng thần Shiva, nguồn gốc ở thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), chất liệu sa thạch, niên đại thế kỷ 8.
Theo hướng dẫn viên của bảo tàng, khi tìm thấy pho tượng tại tháp C1 Mỹ Sơn vào năm 1903, tác phẩm đã không còn nguyên vẹn. Đầu, hai cánh tay đưa ra phía trước và đôi chân từ đầu gối trở xuống bị gãy.
Bảo vật thứ hai là tượng thần Shiva, nguồn gốc ở thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), chất liệu sa thạch, niên đại thế kỷ 8.
Theo hướng dẫn viên của bảo tàng, khi tìm thấy pho tượng tại tháp C1 Mỹ Sơn vào năm 1903, tác phẩm đã không còn nguyên vẹn. Đầu, hai cánh tay đưa ra phía trước và đôi chân từ đầu gối trở xuống bị gãy.
Theo nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier (1871-1949), đây là hình ảnh khất thực của thần Shiva do ông căn cứ vào hình dáng, trang phục và đặc biệt là hai cánh tay đưa ra phía trước của bức tượng.
Người Chăm có tục thờ Thần - Vua nên cũng có giả thuyết cho rằng đây là chân dung Thần - Vua được thờ cúng tại Mỹ Sơn.
Theo nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier (1871-1949), đây là hình ảnh khất thực của thần Shiva do ông căn cứ vào hình dáng, trang phục và đặc biệt là hai cánh tay đưa ra phía trước của bức tượng.
Người Chăm có tục thờ Thần - Vua nên cũng có giả thuyết cho rằng đây là chân dung Thần - Vua được thờ cúng tại Mỹ Sơn.
Một số chi tiết trên mặt cũng bị hư hại. Đây là tác phẩm rất hiếm trong nghệ thuật điêu khắc Chăm ở niên đại cuối thế kỷ 8, đầu thế kỷ 9.
Vào đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ Pháp đã tìm thấy bộ đồ trang sức trong tháp C7 gần bên tháp C1 nơi tìm thấy bức tượng. Bộ trang sức bằng vàng, nặng 1,5 kg, có thể đã được sử dụng để trang sức cho thần khi tế lễ (tai bức tượng có đục lỗ, có thể để đeo trang sức).
Một số chi tiết trên mặt cũng bị hư hại. Đây là tác phẩm rất hiếm trong nghệ thuật điêu khắc Chăm ở niên đại cuối thế kỷ 8, đầu thế kỷ 9.
Vào đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ Pháp đã tìm thấy bộ đồ trang sức trong tháp C7 gần bên tháp C1 nơi tìm thấy bức tượng. Bộ trang sức bằng vàng, nặng 1,5 kg, có thể đã được sử dụng để trang sức cho thần khi tế lễ (tai bức tượng có đục lỗ, có thể để đeo trang sức).
Bảo vật thứ ba là đản sinh thần Brahma, nguồn gốc ở thánh địa Mỹ Sơn, chất liệu sa thạch, niên đại 7-8.
Đây là bức chạm khắc trang trí trên tấm trán cửa của tháp E1 tại Mỹ Sơn, được đưa về Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng năm 1935. Bức chạm mô tả về sự hình thành vũ trụ trong thần thoại Ấn Độ.
Bảo vật thứ ba là đản sinh thần Brahma, nguồn gốc ở thánh địa Mỹ Sơn, chất liệu sa thạch, niên đại 7-8.
Đây là bức chạm khắc trang trí trên tấm trán cửa của tháp E1 tại Mỹ Sơn, được đưa về Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng năm 1935. Bức chạm mô tả về sự hình thành vũ trụ trong thần thoại Ấn Độ.
Theo thần thoại Ấn Độ, khi trời đất còn hỗn mang, thần Vishnu nằm thiền định trên biển vũ trụ mênh mông đen tối, được nâng đỡ bởi rắn thần Shesha bảy đầu. Tay phải thần đỡ dưới đầu mình, tay trái giữ chặt một cuống sen mọc ra từ rốn.
Theo thần thoại Ấn Độ, khi trời đất còn hỗn mang, thần Vishnu nằm thiền định trên biển vũ trụ mênh mông đen tối, được nâng đỡ bởi rắn thần Shesha bảy đầu. Tay phải thần đỡ dưới đầu mình, tay trái giữ chặt một cuống sen mọc ra từ rốn.
Trên đài sen, thần Brahma ra đời trong tư thế xếp bằng thiền định, sau đó thần Brahma tiếp tục sáng tạo ra thế giới.
Phía chân thần Vishnu là hình ảnh vị đạo sĩ đang chúc phúc cho cuộc đản sinh. Hai đầu bức phù điêu là hai chim thần Garuda mình người chân chim.
Trên đài sen, thần Brahma ra đời trong tư thế xếp bằng thiền định, sau đó thần Brahma tiếp tục sáng tạo ra thế giới.
Phía chân thần Vishnu là hình ảnh vị đạo sĩ đang chúc phúc cho cuộc đản sinh. Hai đầu bức phù điêu là hai chim thần Garuda mình người chân chim.
Trước đó, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã có sáu bảo vật quốc gia được công nhận, gồm: Đài thờ Mỹ Sơn E1, tượng Bồ Tát Tara (ảnh trên); đài thờ Trà Kiệu, đài thờ Đồng Dương, tượng thần Ganeshav và tượng Gajasimha.
Trước đó, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã có sáu bảo vật quốc gia được công nhận, gồm: Đài thờ Mỹ Sơn E1, tượng Bồ Tát Tara (ảnh trên); đài thờ Trà Kiệu, đài thờ Đồng Dương, tượng thần Ganeshav và tượng Gajasimha.
Nguyễn Đông