Trong video, ba quả bóng khi đặt lên mái nhà không bị rơi xuống mà có thể đứng thăng bằng. Đây là một trong những tác phẩm của giáo sư Kokichi Sugihara, đại học Meji, Nhật Bản. Người xem sẽ nghĩ ngôi nhà do ông thiết kế chống lại được các quy luật vật lý, cho tới khi hình dạng thực của cấu trúc được tiết lộ.
"Bộ não giải nghĩa hai phần mái nhà có hình dáng giống nhau", Sugihara nói.
Sau khi nghiên cứu nhiều hình dạng khác nhau, ông nhận ra rằng bộ não chúng ta có xu hướng chọn các cấu hình hình chữ nhật khi cố gắng giải mã một đặc điểm có nhiều cách giải thích khác nhau, theo New Scientists.
Từ đó, bộ não sẽ cố gắng giải nghĩa một vật thể theo kiểu đối xứng, đây chính là điều kiện để tạo nên những ảo giác. Não bộ sẽ bị đánh lừa khi một hình ảnh không cho biết rõ về độ sâu, và nó sẽ cố gắng tự lấp đầy những chỗ còn thiếu.
Khi ánh sáng từ vật thể đi vào võng mạc, cần thời gian 1/10 giây để não bộ dịch những tín hiệu đó vào trong nhận thức. Theo nhà sinh học thần kinh tiến hóa Mark Changizi, độ trễ này là quãng thời gian mà não bộ tự tạo ra hình ảnh theo cách nó nghĩ.
Xem thêm: Bên trong cỗ máy vật lý mạnh nhất thế giới
Nguyễn Thành Minh (Video: lainformacion)