Hubble chụp ảnh sao Hỏa vào ngày 27/8/2003, thời điểm "hành tinh đỏ" ở vị trí gần Trái Đất nhất trong 60.000 năm. Hai hành tinh khi đó chỉ cách nhau 55,7 triệu km. Tại vị trí xa nhất, sao Hỏa có thể cách Trái Đất 400 triệu km.
Hubble chụp ảnh sao Hỏa vào ngày 27/8/2003, thời điểm "hành tinh đỏ" ở vị trí gần Trái Đất nhất trong 60.000 năm. Hai hành tinh khi đó chỉ cách nhau 55,7 triệu km. Tại vị trí xa nhất, sao Hỏa có thể cách Trái Đất 400 triệu km.
Sao Mộc và mặt trăng Ganymede trong cùng một khung hình được chụp vào năm 2007. Ganymede là vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong hệ Mặt Trời của chúng ta với đường kính lớn hơn cả sao Thủy.
Sao Mộc và mặt trăng Ganymede trong cùng một khung hình được chụp vào năm 2007. Ganymede là vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong hệ Mặt Trời của chúng ta với đường kính lớn hơn cả sao Thủy.
Hình ảnh sắc nét đến mức có thể nhìn rõ những vành đai hành tinh nhỏ của sao Thổ được Hubble chụp vào năm 2004.
Hình ảnh sắc nét đến mức có thể nhìn rõ những vành đai hành tinh nhỏ của sao Thổ được Hubble chụp vào năm 2004.
Vẻ đẹp mê hoặc của tinh vân Đầu ngựa cách Trái Đất 1.600 năm ánh sáng được Hubble chụp với bước sóng hồng ngoại vào năm 2012.
Vẻ đẹp mê hoặc của tinh vân Đầu ngựa cách Trái Đất 1.600 năm ánh sáng được Hubble chụp với bước sóng hồng ngoại vào năm 2012.
Tinh vân NGC 6302 trông giống một con bươm bướm với đôi cánh trải rộng khắp thiên hà. Đó là những đám mây khí nóng khổng lồ phóng ra từ một ngôi sao đang chết với tốc độ gần 1.000.000 km/h. Hình ảnh được chụp bằng Máy ảnh trường rộng 3 của Hubble vào tháng 5/2009.
Tinh vân NGC 6302 trông giống một con bươm bướm với đôi cánh trải rộng khắp thiên hà. Đó là những đám mây khí nóng khổng lồ phóng ra từ một ngôi sao đang chết với tốc độ gần 1.000.000 km/h. Hình ảnh được chụp bằng Máy ảnh trường rộng 3 của Hubble vào tháng 5/2009.
Tinh vân Bong bóng rộng 7 năm ánh sáng nằm trong chòm sao Thiên Hậu. Đây là một tinh vân phát xạ, chứa các đám mây phân tử bị giãn nở do tác động nhiệt của ngôi sao trung tâm. Hình ảnh được chụp vào tháng 4/2016.
Tinh vân Bong bóng rộng 7 năm ánh sáng nằm trong chòm sao Thiên Hậu. Đây là một tinh vân phát xạ, chứa các đám mây phân tử bị giãn nở do tác động nhiệt của ngôi sao trung tâm. Hình ảnh được chụp vào tháng 4/2016.
Sombrero, cách Trái Đất 28 triệu năm ánh sáng, là một trong những thiên hà "ăn ảnh" nhất. Tên gọi của nó bắt nguồn từ hình dạng giống chiếc mũ sombrero vành rộng nổi tiếng của Mexico. Hình ảnh được chụp vào tháng 5/2003.
Sombrero, cách Trái Đất 28 triệu năm ánh sáng, là một trong những thiên hà "ăn ảnh" nhất. Tên gọi của nó bắt nguồn từ hình dạng giống chiếc mũ sombrero vành rộng nổi tiếng của Mexico. Hình ảnh được chụp vào tháng 5/2003.
Ảnh chụp vào năm 2012 cho thấy một phần của thiên hà Tiên nữ, hàng xóm gần nhất của dải Ngân Hà. Hai thiên hà xoắn ốc này cách nhau khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng và dự kiến va chạm sau 4 tỷ năm nữa.
Ảnh chụp vào năm 2012 cho thấy một phần của thiên hà Tiên nữ, hàng xóm gần nhất của dải Ngân Hà. Hai thiên hà xoắn ốc này cách nhau khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng và dự kiến va chạm sau 4 tỷ năm nữa.
Vụ nổ dữ dội trong hệ sao Eta Carinae, cách xa 7.500 năm ánh sáng, được Hubble chụp vào năm 2019. Hệ này chứa ít nhất hai ngôi sao và được bao quanh bởi tinh vân Homunculus.
Vụ nổ dữ dội trong hệ sao Eta Carinae, cách xa 7.500 năm ánh sáng, được Hubble chụp vào năm 2019. Hệ này chứa ít nhất hai ngôi sao và được bao quanh bởi tinh vân Homunculus.
Quầng sáng mở rộng xung quanh ngôi sao đỏ V838 Monocerotis được chụp vào năm 2004. Kỳ quan vũ trụ này là một phần của chòm sao Kỳ Lân cách Trái Đất 20.000 năm ánh sáng.
Quầng sáng mở rộng xung quanh ngôi sao đỏ V838 Monocerotis được chụp vào năm 2004. Kỳ quan vũ trụ này là một phần của chòm sao Kỳ Lân cách Trái Đất 20.000 năm ánh sáng.
Ảnh: NASA