Thành phố Hà Nội vừa có văn bản cho rằng người dân nên bỏ thói quen ăn thịt chó, vì ăn thịt chó là không nhân văn và có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh Thủ đô văn minh hiện đại. Trước tiên chúng ta nên hiểu rằng ăn thịt chó, mèo là một sở thích, không phải là thói quen. Chúng ta không nên bắt người khác bỏ sở thích của họ làm theo quan điểm của mình nếu sở thích đó không phạm pháp.
Ở Canada, một quốc gia văn minh hàng đâu vẫn không cấm việc ăn thịt chó. Tuy nhiên để phục vụ bất kỳ thịt nào cho người tiêu dùng, thịt phải đến từ một nhà điều hành nhà máy sản xuất có giấy phép và tiêu chuẩn của cơ quan Kiểm định Thực phẩm Canada. Nhưng nếu bạn giết chó làm thịt mà không cấp giấy phép nào được phê duyệt cho chó giết mổ, bạn có thể bị kết án đến 5 năm tù giam.
Còn tại nước Mỹ, một quốc gia nổi tiếng bảo vệ động vật, nhưng việc giết chó mèo làm thịt vẫn còn hợp pháp trong 44 tiểu bang. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể giết chó và mèo một cách nhân đạo và ăn chúng, nhưng bạn không thể mua bán với mọi hình thức.
Năm 2003, chính quyền tiểu bang Pennsylvania đã tịch thu 150 chó Jindo trong một trang trại nuôi chó có giấy phép hợp pháp. Người chủ đã bị phạt và buộc phải đóng cửa vì vấn đề vệ sinh, không phải vấn đề về thịt chó. Sáu tiểu bang còn lại bao gồm Michigan, Virginia, California, Hawaii, New York và Georgia cũng ra điều lệch cấm giết các loại thú nuôi và chó cũng vì vấn đề vệ sinh.
Nhiều người đưa ra các tiêu chí nào là chó thông minh, trung thành, bạn của con người, thậm chí họ còn đỗ lỗi ăn thịt chó là tiếp tay cho nạn ăn cắp chó... Vậy thì chúng ta đi xe máy hàng ngày cũng là đang tiếp tay cho nạn trộm cắp xe? Chúng ta ăn thịt heo, thịt gà hàng ngày nhiều hơn thịt chó nhưng tại sao các vụ trộm heo, gà, bò lại ít hơn? Đơn giản là vì chó dễ ăn cắp và tiêu thụ. Nếu heo, gà , bò các bạn thả tự do như chó thì cũng bị trộm không khác gì chó.
Quan điểm của bản thân tôi là thay vì các bạn kêu gọi cấm ăn thịt chó thì nên kêu gọi lòng nhân từ không hành hạ súc vật, cho dù nó là con chó hay con gà. Điều này các nước phát triển trên thế giới họ đã làm và họ mang đúng nghĩa là các nhà nhân đạo bảo vệ động vật.
Còn việc ăn thịt con gì đó còn phụ thuộc rất nhiều vào văn hóa, tôn giáo của từng quốc gia, từng miền. Tất nhiên việc ăn một con vật nào đó mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng thì pháp luật sẽ được ban hành.
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.