Dinh dưỡng và thuốc luôn ngang bằng nhau
Bác Đỗ Huy Chiến, 73 tuổi, ở Vĩnh Hưng, Hà Nội bị u tuyến giáp, mới mổ ngày 15/8 cho biết đã làm sinh thiết ở 2 bệnh viên thì đều được trả lời ung thư tuyến giáp di căn xương. Bác đã mổ xong, đang đi xạ trị. Với tình hình sức khỏe hiện nay, ông Chiến rất lo lắng làm sao có thể trạng tốt, đáp ứng các đợt xạ trị dài ngày.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hương, bệnh viên Ung bướu Hà Nội cho hay, với bệnh nhân ung thư thì thuốc và thực phẩm luôn được đặt ngang nhau (không thiên lệch về thuốc như điều trị trước kia). Bởi lẽ, trong quá trình điều trị người ta nhận thấy hơn 50% bệnh nhân khi phát hiện bị ung thư đã phải đối mặt với chứng chán ăn, làm cơ thể không thể nhập đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, không theo được các liệu pháp điều trị.
![]() |
Bác sĩ Minh Hương hướng dẫn nấu bữa ăn dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tại chường trình. |
Nguyên nhân dẫn đến chán ăn là do tình trạng căng thẳng, chán nản khi phát hiện bệnh, ngoài ra còn vì người mắc ung thư thường phải phẫu trị, xạ trị và hóa trị. Chứng chán ăn khiến bệnh nhân ung thư sụt cân và dẫn đến suy kiệt. Đây chính là nguyên nhân khiến 30% bệnh nhân ung thư tử vong do suy kiệt trước khi tử vong do khối u.
Ăn đúng và đủ
Những kiến thức dinh dưỡng cần thiết giúp bệnh nhân chống lại chứng chán ăn và hậu quả nêu trên đã được các bác sĩ tại chương trình "Vượt qua chán ăn – Chiến thắng ung thư" tư vấn theo những phương pháp thiết thực và gần gũi. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hương cùng với đầu bếp Trần Duy Khánh đã giới thiệu đến bệnh nhân cách nấu những món ăn đơn giản, dễ làm và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh.
Ngoài ra, bệnh nhân còn được tham gia những trò chơi vận động hấp dẫn, sôi nổi, chứng tỏ sức khỏe và tinh thần lạc quan của bản thân để kiên trì vượt qua bệnh tật. Bác Dương Văn Bốn, bệnh nhân đang trong quá trình xạ trị ung thư thực quản hào hứng tham gia và giành giải ba chung cuộc trò chơi này. Bác chia sẻ "Bệnh nhân chúng tôi thích những sân chơi như thế này lắm. Suốt ngày quanh quẩn ở giường bệnh vừa chán vừa mệt mỏi, đến đây vừa được vui chơi sảng khoái tinh thần, lại được bác sĩ tận tình tư vấn. Tôi biết là phải xem trọng dinh dưỡng trong điều trị từ lâu, nhưng chưa được chỉ dẫn cụ thể từng món ăn, từng cách nấu như thế này bao giờ. Chúng tôi cần lắm những chương trình bổ ích thế này".
Bác sĩ Minh Hương cho biết, bệnh nhân ung thư thường chán ăn nên thực phẩm phải đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng cao, ăn lượng nhỏ nhưng phải đảm bảo đủ đạm và năng lượng. Thức ăn cần bổ sung EPA, một loại axit béo Omega 3 có tác dụng giảm sự tạo thành các cytokine gây viêm, giảm sự hoạt động của các yếu tố gây tiêu hủy đạm. EPA được xem là chất dinh dưỡng dược có tác dụng chống chán ăn, suy kiệt do ung thư.
EPA có nhiều trong cá thu, cá hồi, cá kiếm, cá ngừ… Ngoài ra, bệnh nhân cần được cung cấp dồi dào vitamin vì hay bị táo bón. Người bệnh nên tích cực ăn cà chua, dưa chuột, rau cải, đậu đỗ. Về thịt nên ăn đầy đủ các loại thịt, bổ sung cả trứng, ăn tăng buổi sáng và trưa… Để vượt qua chán ăn không khó, chỉ cần người bệnh giữ được nghị lực, quyết tâm và có một chế độ ăn uống hợp lý thì nhất định sẽ đạt được một kết quả khả quan.
Hiện tại, ngoài tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ, bệnh nhân cũng có thể cập nhật những thông tin về điều trị dinh dưỡng tại website về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư: www.prosure.com.vn
Nguyên tắc 4E đối với bệnh nhân ung thư:
- Early (sớm): Can thiệp dinh dưỡng sớm ngay từ đầu. - Enough và EPA: cung cấp đầy đủ dưỡng chất (giàu đạm, cao năng lượng, ít béo, khoáng chất vitamin) và EPA (Axit Omega3) tốt cho điều trị ung thư. - Easy (dễ thấy, dễ lấy, dễ chế biến): Thực phẩm dành cho người bệnh phải dễ thấy, dễ lấy, dễ chế biến. - Exercise (vận động): Bệnh nhân phải vận động để nâng cao thể trạng, tạo sự ngon miệng trong quá trình hấp thu thực phẩm. |
(Nguồn: Prosure)